Languages:

This site is created using Wikimapia data. Wikimapia is an open-content collaborative map project contributed by volunteers around the world. It contains information about 32472448 places and counting. Learn more about Wikimapia and cityguides.

Ho Chi Minh City recent comments:

  • Nhà thờ - Vinh Sơn - Church, maikhanh wrote 17 years ago:
    TTCT - Nửa thế kỷ và mười đời tổng thống Mỹ (với 638 âm mưu ám sát và vô số chiến dịch bế quan tỏa cảng) đã chứng minh cho sự bất bại của một ý chí gai góc và một tinh thần cực kỳ gan lì! Khó có thể kể hết bao thăng trầm, biến động và tình huống vào sinh ra tử mà Fidel Castro - nhà cách mạng vĩ đại cuối cùng của thế kỷ 20 - từng kinh qua, từ khi ông thực hiện cuộc cách mạng lật đổ chính thể độc tài Fulgencio Batista ngày 1-1-1959 đến khi ông viết lá thư tuyên bố rút lui khỏi chính trường ngày 19-2-2008. Fidel Castro, trong thực tế, đã dọn đường cho việc chuyển giao quyền lực từ tháng 7-2006 khi tạm rút lui và giao việc điều hành cho người em Raúl Castro. “Quá trình thử nghiệm” - có thể xem là như vậy - nay đã kết thúc và bây giờ là lúc Fidel chính thức bàn giao, với một di sản đầy ấn tượng. Chuyện đời của Fidel, như cách gọi thân mật mà người dân Cuba dành cho ông, là câu chuyện của thiên sử thời đại: từ những phong trào cách mạng, cuộc chiến tranh lạnh, cuộc đối đầu Đông - Tây, màn giằng co tư tưởng hệ cộng sản và tư bản rồi đến thời toàn cầu hóa... Tuy nhiên, Fidel vẫn sừng sững không thay đổi như một tượng đài bất chấp bao bão táp chính trị thế giới. Cây bút bình luận chính trị thế giới Paul Reynolds (BBC) từng gọi Fidel là “hình ảnh khổng lồ của sân khấu thế giới” trong nửa thế kỷ qua. Ông là thần tượng vĩ đại không bị lu mờ theo thời gian. Cách ông thực hiện cuộc cách mạng 1959 đã là ngoạn mục mà cách ông chèo chống con thuyền Cuba trong gần nửa thế kỷ lại càng đáng nể! . Sự tồn tại đáng kiêu hãnh của Cuba nửa thế kỷ qua ngay trước mũi một nước Mỹ thù địch được xem là một chiến thắng ngoạn mục nữa của Fidel. Một cuộc cách mạng nữa đã hoàn thành. Việc Fidel chuyển giao quyền lực cho Raúl cũng từng được phương Tây diễn dịch là “hồi chuông báo tử cho chế độ cộng sản Cuba”. Tuy nhiên, như Julia E. Sweig đã tận mắt chứng kiến: nền móng chính trị lẫn xã hội của Cuba ổn định và “căn cơ” như thế nào. Trật tự mà Fidel “đổ bêtông” cho Cuba đã trở nên quá vững chãi. Người dân Cuba đã quen sống trong cái trật tự nền nếp như vậy. Chẳng ai ham làm “cách mạng” để thay đổi và xáo trộn mọi thứ đang ngăn nắp. Cuba cũng chẳng bị cô lập và nhiều nước Mỹ Latin và châu Phi vẫn xem Fidel Castro như một người hùng huyền thoại, có phần được bất tử hóa. Trong chuyến viếng thăm Nam Phi năm 1998, ông được Tổng thống Nelson Mandela tặng huân chương cao quí nhất dành cho người nước ngoài. Tháng 12-2007, Fidel đã giữ lời hứa gửi 100 nhân viên y tế đến Botswana cho mặt trận chống HIV/AIDS. Tổng thống Venezuela Hugo Chávez xem Fidel như một người anh lớn, còn Tổng thống Bolivia Evo Morales gọi Fidel là “cha”. Tại phố Harlem ở Mỹ, Fidel là một thần tượng bởi ông từng đến đây cùng nhà hoạt động cho nhân quyền da đen Malcolm X năm 1960. Năm 1998, Thủ tướng Jean Chrétien (Canada - một trong những đồng minh số một của Mỹ) từng đến Cuba (trở thành nguyên thủ Canada đầu tiên đến thăm Fidel kể từ chuyến kinh lý của Thủ tướng Pierre Trudeau năm 1976). Và dù Cuba là quốc gia Mỹ Latin duy nhất không ký hợp tác kinh tế với châu Âu nhưng mậu dịch giữa Cuba và các thành viên Liên minh châu Âu (EU) vẫn duy trì mạnh (EU hiện là đối tác mậu dịch lớn nhất của Cuba). Tất cả đều diễn ra ngay trong bầu không khí Mỹ cấm vận Cuba (Washington tiếp tục chi 35 triệu USD/năm cho các “sáng kiến” và mục tiêu nhằm “thay đổi chính thể” Cuba). Tổng quát, Cuba hiện có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, nhận sinh viên từ gần 100 quốc gia và bác sĩ Cuba đang làm việc tại 69 nước... . JULIA E.SWEIG Fidel đã thắng! TTCT - Nửa thế kỷ và mười đời tổng thống Mỹ (với 638 âm mưu ám sát và vô số chiến dịch bế quan tỏa cảng) đã chứng minh cho sự bất bại của một ý chí gai góc và một tinh thần cực kỳ gan lì! Khó có thể kể hết bao thăng trầm, biến động và tình huống vào sinh ra tử mà Fidel Castro - nhà cách mạng vĩ đại cuối cùng của thế kỷ 20 - từng kinh qua, từ khi ông thực hiện cuộc cách mạng lật đổ chính thể độc tài Fulgencio Batista ngày 1-1-1959 đến khi ông viết lá thư tuyên bố rút lui khỏi chính trường ngày 19-2-2008. Fidel Castro, trong thực tế, đã dọn đường cho việc chuyển giao quyền lực từ tháng 7-2006 khi tạm rút lui và giao việc điều hành cho người em Raúl Castro. “Quá trình thử nghiệm” - có thể xem là như vậy - nay đã kết thúc và bây giờ là lúc Fidel chính thức bàn giao, với một di sản đầy ấn tượng. Chuyện đời của Fidel, như cách gọi thân mật mà người dân Cuba dành cho ông, là câu chuyện của thiên sử thời đại: từ những phong trào cách mạng, cuộc chiến tranh lạnh, cuộc đối đầu Đông - Tây, màn giằng co tư tưởng hệ cộng sản và tư bản rồi đến thời toàn cầu hóa... Tuy nhiên, Fidel vẫn sừng sững không thay đổi như một tượng đài bất chấp bao bão táp chính trị thế giới. Cây bút bình luận chính trị thế giới Paul Reynolds (BBC) từng gọi Fidel là “hình ảnh khổng lồ của sân khấu thế giới” trong nửa thế kỷ qua. Ông là thần tượng vĩ đại không bị lu mờ theo thời gian. Cách ông thực hiện cuộc cách mạng 1959 đã là ngoạn mục mà cách ông chèo chống con thuyền Cuba trong gần nửa thế kỷ lại càng đáng nể!
  • Vị trí mở rộng sân đậu máy bay của sân bay Tân Sơn Nhất, longochau wrote 17 years ago:
    Không phải chuyện xây sân bay mới Tuy nhiên, thật ngạc nhiên khi có người đặt vấn đề xây dựng một sân bay mới ở Hải Dương trong khi quỹ đất của sân bay Nội Bài có thể cho phép mở rộng sân bay tới trên dưới 70 triệu hành khách với 3 đường băng nếu cần thiết. Cần lưu ý rằng yếu tố hạn chế năng lực thông qua của sân bay không phải là đường băng, mà là nhà ga và sân đỗ. Sân bay Kai Tak (Hồng Kông) đã phục vụ từ năm 1925 đến năm 1998 với một đường băng. Khi Hồng Kông đóng cửa sân bay Kai Tak vào năm 1998 để chuyển sang sân bay mới thì nó đã đạt mức 30 triệu hành khách/năm, cao gấp đôi Tân Sơn Nhất với 2 đường băng. Nói cách khác, nếu được phát triển đồng bộ, Tân Sơn Nhất có thể tăng năng lực thông qua lên tới 50 triệu hành khách so với mức 18 triệu hành khách hiện nay. Sân bay quốc tế duy nhất của Tokyo (Nhật Bản) là Narita chỉ có một đường băng đến tận năm 2002, nhưng đủ để phục vụ một thành phố 12 triệu dân. Hà Nội cần có 2 sân bay quốc tế ở Nội Bài và Hải Dương để làm gì? Không thể hình dung nổi nếu có 3 sân bay lớn cách nhau chỉ 50 km (Nội Bài, Hải Dương, Cát Bi)! Không quốc gia nào làm như vậy. Vấn đề của sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài không phải là ở chỗ chúng không có quỹ đất để phát triển để phải xây dựng sân bay mới, mà ở chỗ chúng ta chưa phát triển hạ tầng sân bay một cách đồng bộ. Khi chúng ta có đủ sân đậu thì lại thiếu diện tích nhà ga, khi xây thêm nhà ga có đủ diện tích thì lại thiếu sân đậu. Hay như ở sân bay Tân Sơn Nhất, khi thiếu đất làm sân đậu thì lại dành đất làm sân golf! Chắc chắn là sân bay Tân Sơn Nhất vẫn tiếp tục được sử dụng kể cả khi sân bay Long Thành được đưa vào khai thác. Vậy tại sao lại không phát triển sân bay Tân Sơn Nhất lên tối thiểu 30 triệu hành khách/năm, thậm chí 50 triệu hành khách/năm bằng quỹ đất đang dự kiến làm sân golf? Thay vì nghĩ chuyện xây dựng một sân bay mới ở Hải Dương, tại sao chúng ta không nghĩ tới chuyện nâng cấp và đưa sân bay Gia Lâm đang bị bỏ hoang vào khai thác cho các loại máy bay từ Boeing B737, Airbus A320 trở xuống với chi phí đầu tư không đáng kể. Những người lập luận cho việc xây sân bay mới ở Hải Dương cho rằng, sân bay Gia Lâm không đảm bảo an toàn vì đê sông Hồng, bằng chứng là năm 1989 đã có máy bay hạ cánh xuống Gia Lâm đã quệt càng máy bay vào đê. Đó là cách lập luận mang tính suy diễn mà hoàn toàn không có tính chuyên môn. Các nhà chế tạo máy bay Boeing và Airbus đã tính toán tính năng khai thác của B737 và A320 và khẳng định sân bay Gia Lâm hoàn toàn đáp ứng được các điều kiện khai thác an toàn. Không thể lấy sai sót của một phi công để khẳng định sân bay không an toàn. Khi phi công để xảy ra sai sót thì kể cả không có đê cũng có chuyện. Nói cho cùng, người Pháp xây sân bay Gia Lâm sau khi người Việt đắp đê sông Hồng chứ không phải là ngược lại. Sân bay là doanh nghiệp Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, sân bay là doanh nghiệp, có thể thuộc sở hữu của nhiều thành phần kinh tế, kể cả kinh tế tư nhân. Là doanh nghiệp, sân bay có quyền tự chủ kinh doanh, tích cực tổ chức tiếp thị, quảng cáo dịch vụ, có chính sách khuyến mãi về giá, phí để thu hút các hãng hàng không bay đến thật nhiều. Còn ở nước ta, cho đến nay 100% sân bay được đầu tư từ ngân sách, giá, phí do Nhà nước quy định, tiếp thị, khuyến mãi là chuyện không bao giờ có. Hãng hàng không Jetstar của Úc tổ chức đấu thầu chọn một sân bay làm "hub" (sân bay trung chuyển) cho các chuyến bay giữa Úc và châu Âu. Bốn sân bay Bangkok, Singapore, Kuala- Lumpur, Hồng Kông cạnh tranh quyết liệt để lôi kéo Jetstar. Sân bay Việt Nam cũng được mời nhưng "quyết định" đứng ngoài cuộc vì không được quyết định hầu hết các khoản giá, phí sân bay.
  • Vị trí mở rộng sân đậu máy bay của sân bay Tân Sơn Nhất, longochau wrote 17 years ago:
    Đừng để tắc sân bay như tắc đường! (Lương Hoài Nam) Thời gian gần đây, các hãng hàng không trong nước và quốc tế liên tục mở đường bay mới đến các sân bay ở Việt Nam. Đây là điều đáng mừng. Nhưng hạ tầng sân bay Việt Nam có đáp ứng nổi yêu cầu ngày càng cao? Tân Sơn Nhất sẽ "tắc" trước Trong giao thông đô thị, đến khi tắc đường kẹt cứng rồi chúng ta mới đi tìm lý do, lời giải. Các cơ quan chức năng tốn nhiều cuộc họp để mổ xẻ, phân tích, cuối cùng cũng tìm được "cái tổ con tò vò": thiếu tầm nhìn! Đúng quá rồi, phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, phê bình và tự phê bình một cách nghiêm khắc. Rồi cam kết khắc phục. Thế còn những biện pháp cụ thể? Cái đó thì lại khó. Chúng ta mới chỉ thống nhất với nhau là sẽ có tầm nhìn thôi chứ chưa thống nhất về biện pháp. Cũng đã thử nhiều biện pháp, nhưng đường phố càng ngày càng tắc, chính vì thế mà chưa thống nhất được. Nêu vấn đề hạ tầng sân bay ra sớm để tìm biện pháp giải quyết là để không lặp lại câu chuyện đau khổ như giao thông đô thị. Phải tìm ra biện pháp, hành động cụ thể đi vào cuộc sống, tạo ra giá trị thật sự cho xã hội và người dân. Vậy các sân bay Việt Nam thực sự đã "tắc" chưa? Câu trả lời là chưa. Cả 22 sân bay đang hoạt động ở Việt Nam, chưa có sân bay nào "tắc" cả. Hạ tầng sân bay ở Việt Nam đã có bước phát triển rất lớn từ đầu những năm 90 thế kỷ trước đến nay, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành vận tải hàng không nội địa và quốc tế phát triển. Đã có gần 40 hãng hàng không nước ngoài bay vào Việt Nam. Vietnam Airlines đã phát triển rất nhanh, đạt 8 triệu hành khách trong năm 2007. Pacific Airlines cũng bắt đầu vươn lên, đạt 1 triệu hành khách và đặt kế hoạch 2,3 triệu hành khách trong năm 2008. Năng lực thông qua của các sân bay hiện tại đang đáp ứng được nhu cầu hoạt động của các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài. Đặc biệt, hầu hết các sân bay địa phương đang được khai thác ở mức thấp, phổ biến 1-3 chuyến bay mỗi ngày, cá biệt có sân bay chưa đạt 1 chuyến/ngày như Tuy Hòa, Chu Lai. Nhưng các sân bay sẽ "tắc". Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ "tắc" trước. Nhà ga quốc tế hiện đại T2 được đưa vào khai thác từ tháng 9.2007 là sự kiện lớn của ngành hàng không Việt Nam. Nhưng vừa mở ra thì đã gần đầy ngay rồi. Công suất thiết kế 10 triệu hành khách/năm được tính toán từ 10 năm trước. Trong 3 tháng từ ngày được đưa vào khai thác, T2 đã phục vụ 2 triệu hành khách. Trong năm nay, T2 sẽ phục vụ 10 triệu hành khách. Nhưng vấn đề nan giải nhất của sân bay Tân Sơn Nhất không phải là nhà ga, mà là sân đậu máy bay. Vietnam Airlines và Pacific Airlines sẽ nhận về thêm nhiều máy bay, một phần lớn đội máy bay sẽ "nghỉ đêm" tại Tân Sơn Nhất sau một ngày khai thác để được kiểm tra, bảo dưỡng và chuẩn bị bay trong ngày hôm sau. Nửa đêm cũng là giờ cao điểm của các chuyến bay đi Đông Bắc Á và châu Âu của rất nhiều hãng hàng không. Theo nhận định của Cụm cảng hàng không miền Nam, vấn đề thiếu sân đậu máy bay đã xuất hiện và sẽ bắt đầu căng thẳng từ cuối năm 2008. Luật hàng không 2006 cho phép đa dạng hóa sở hữu sân bay, kể cả sở hữu tư nhân. Thời gian tới, các tổng công ty khai thác cảng sẽ ra đời thay thế cho mô hình cụm cảng hàng không hiện nay. Đây là một bước tiến quan trọng để phát triển hạ tầng sân bay. Tuy nhiên, Nhà nước cần mạnh dạn hơn nữa trong việc thu hút đa dạng nguồn vốn đầu tư vào sân bay để việc kinh doanh sân bay ngày càng trở nên năng động và chú trọng hiệu quả đầu tư. Hãng hàng không tư nhân Bangkok Airways ở Thái Lan là chủ của 3 sân bay Koh Samui, Trat và Sukho Thai. Việt Nam hoàn toàn có thể nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm đó. Nếu một nhà đầu tư tư nhân xây hẳn một sân bay và thu hút các hãng hàng không trong và ngoài nước bay đến thì đó cũng là điều bình thường và tốt cho nền kinh tế. Sân bay Nội Bài cũng sẽ "tắc" về cả nhà ga và sân đậu máy bay nếu như không có những biện pháp mở rộng khẩn cấp. Chính phủ đã quyết định khởi công xây dựng nhà ga mới T2 và mở rộng sân đậu máy bay, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2010. Đây là một quyết định quan trọng, cần phải thực hiện đúng thời hạn và đồng bộ để đáp ứng được nhu cầu đi lại trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và những năm tiếp theo.
  • Công ty cơ khí cao su, 123456 (guest) wrote 17 years ago:
    co phan roi
  • Hoa Sen University, Đại học Hoa Sen (guest) wrote 17 years ago:
    Hehe, Truong to hoc ne may ban!!!
  • Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Xây Dựng số 8 (146bis Nguyễn Văn Thủ, Q1), nguyễn thị uyên (guest) wrote 17 years ago:
    cô Huệ
  • Vidaltek Head Office , Cle (guest) wrote 17 years ago:
    Vidaltek Design Group consists of a group of professionals who have been in the Software Development and Consulting Business in the US for more than seven years. Vidaltek's clients are primarily US companies, large and small. Her main office is located in Houston, Texas. Vidaltek also has branch offices in Ho Chi Minh City and Da Lat City.
  • Aprotrain-Aptech HCM Computer Education Center, 32 duong D2, huyenpia (guest) wrote 17 years ago:
    so 32-D2
  • Cây xăng COMECO, thuyuong (guest) wrote 17 years ago:
    Very useful. I also meet my friends here before departing for somewhere out of Saigon.
  • Cong ty Hoa Chat Moi - Neo Chemicals Co.,LTD., Hoa Chat Moi (guest) wrote 17 years ago:
    InsuMax is coating made from advanced materials as efficient anti-heat coating especially for metal roofs. Thanks to combination of high adhesion emulsion binder and low thermal conductivity microsphere glass bubbles, InsuMax posses extremely high insulating capacity. The hollow microspheres make InsuMax flow easily that eases any application methods. * Water-based emulsion paint, eco-friendly * Contain no organic solvent, no harmful volatile substance, no odor * Good adhesion on metal surfaces, need no primer. * Easy to apply by manual brush, roller or air spraying. * Protect metal roof from mould, algae, rust or weather * Water proof. * Reduce noise of metal when it rains * High insulation, efficient anti-heat. www.neochemicals.vn info@neochemicals.vn
  • Trường Th Đặng Thị Rành, cu Đen (guest) wrote 17 years ago:
    Phải hiệu trưởng là Nguyễn Tuấn Khanh bị điều từ trường TH Hiệp Bình Phước về không?Trường chính không làm nữa mà về phân hiệu?
  • Trường Tiểu học Phước Long B, Be (guest) wrote 17 years ago:
    Ác Ác
  • Cho Dau Moi Thuy San, maikhanh wrote 17 years ago:
    nay đã dời về chợ Bình Điền
  • Cầu- Rạch Sơn - Bridge, hoangtrong wrote 17 years ago:
    Cầu Rạch Sơn sai vị trí rồi
  • Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Tp.33-39 Pasteur, Quận 1, tuvi wrote 17 years ago:
    lại thêm thằng dõm xuất hiện
  • Cầu rạch đỉa, vnbpmc (guest) wrote 17 years ago:
    rachdia bridge
  • Hang Xanh Church, truong xuan huy (guest) wrote 17 years ago:
    nha tho HANG XANH do cong ty XUAN BICH thiet ke va thi cong
  • quán phở Phương , Quan Pho Phuong (guest) wrote 17 years ago:
    nha toi
  • công viên Tôn Thất Thuyết, tuvi wrote 17 years ago:
    đời phù du.. có nghĩa gì??? tạo ra rồi mất. con tạo xoay vần. mất rồi lại tạo ra, sinh,lảo bệnh, tử. cuộc đời là như thế, mãi mãi là như thế. hi dân chơi, ác quỷ,thuyan,saigon..còn nhiều cái tên, tôi chưa biềt và không muốn biết vì đó là những cái tên ngô nghê, tuỳ tiện( nếu là tên thật thì khỏi phải bàn)... hãy để cho nước chảy, hoa rơi, theo quy luật của đất trời, của tạo hoá, hãy để cho cơn nước vơi đầy,hịch, hịch làm gì, bôi xoá làm gì? phải chăng đây là cơn ghiền, ngáp quá phải kéo vài hơi, đi vài đường lả lướt?? Có còn ai nghe, có còn ai tin , có còn ai đồng cảm không khi làm như thế? phí sức , hụt hơi,loay hoay giữa dòng đời, ngụp, lặn hoài công...không còn ai sẻ chia khi cuối đời nữa rồi. Nếu có ngày vui, xin cho thật nhẹ. Để có ngày buồn, nổi buồn cũng khẻ.
  • TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH, Học trò lớp Nhứt (guest) wrote 17 years ago:
    Thầy Nguyễn Văn Sửu nhà ỏ khu vục Lãnh Bình Thăng là Hiệu trưởng Trường Minh Phụng trước là giáo viên lớp Nhứt trường Cây Gỏ (trường Công Xi Heo cũ), tôi học với thầy Sửu (thay cô Oanh)năm 1957-1958, đây chỉ là kỷ niệm nhắc lại chuyện ngày xưa, bạn cùng trường bây giờ nhỏ lắm cở 60 tuổi trở lên.