This site is created using Wikimapia data. Wikimapia is an open-content collaborative map project contributed by volunteers around the world. It contains information about 32472522 places and counting.
Learn more about Wikimapia and cityguides.
Tui nho day la xuong in bong Hoa Lan cu anguoi Tau lam chu truoc nam 1975
sanofi,
minh hung (guest)
wrote
17 years ago:
nha cua bx uyen
Show Room Nội Thất Trẻ Em TITI,
Thông (guest)
wrote
17 years ago:
Sow Room
Phở 2000,
kt (guest)
wrote
17 years ago:
Nhung chu nha chua nhan duoc nha, con cho nha nuoc giai quyet.
Xã Tây market,
maikhanh
wrote
17 years ago:
Các nét đặc trưng của “cơm Tàu”
Đối với đa số người dân trong cộng đồng dân cư ở Chợ Lớn hiện nay, triết lý ăn uống hằng ngày của họ là “tương, diêm, sài, mễ” (tương, muối, củi, gạo). Lương thực chính của họ mỗi ngày là cơm gạo. Vùng quê gốc Hoa Nam của họ thuộc tỉnh Quảng Đông, vùng Á nhiệt đới, lượng mưa quanh năm đầy đủ, sản vật dồi dào, nên bên cạnh cơm gạo họ còn dùng các loại lương thực gạo đậu chế biến thành bột làm bún (hún: phấn), mì (mì soạ: miến tuyến), bánh đúc, hủ tiếu (kuể téo: hoả điều), tàu hủ (đậu hủ: đậu nát), bún tàu (tàu là đậu; tàu bún: bún tàu làm bằng đậu xanh)…
Món chân vịt phá lấu của người Triều Châu. Ảnh: Trường Minh
Ăn kèm với lương thực, họ còn dùng các loại thực phẩm chế biến từ rau đậu, hoa quả, thịt cá, tôm cua, gà vịt, v.v. Người Triều Châu cần kiệm vì vốn cư trú ở vùng có nhiều rừng núi nên thành thạo việc chế biến các loại măng khô, mộc nhĩ hoặc nấm hương phơi khô, trứng vịt muối, trứng vịt bắc thảo. Chỉ có những bữa tiệc quan trọng họ mới dùng các loại thịt hiếm như dê, thỏ, sò, ốc, hải sâm, hải sản.
Dân Chợ Lớn gốc Hoa kiêng ăn hai con vật được cho là linh thiêng là rùa và rắn. Một số còn kiêng cả thịt trâu bò, vì đó là những con vật thân thuộc. Nhưng về món chó, người Hẹ có sở trường đặc biệt, và gọi là “hương dục” (hương nhục: thịt thơm).
Do địa bàn khí hậu, do văn hoá truyền thống bản xứ, nên mỗi cộng đồng dân cư theo phương tộc của dân Chợ Lớn đều có những món ăn riêng.
Ví dụ như khí hậu vùng Phúc Kiến lạnh nên dân thích ăn ngọt cay, thức ăn của họ thường có nhiều ớt. Ớt khô Ninh Hoá là đặc sản Phúc Kiến, một trong “bát đại danh tiêu” (ớt) Trung Quốc.
Người Hẹ, tổ tiên ở phía bắc Trung Quốc di cư về phía nam, nên thức ăn của họ thường chế biến từ củ, rau đậu, nhất là ngày tết, người phương bắc không thể thiếu món “cảo chẩy/giảo tử – một loại bánh bằng bột mì cán mỏng, để vào lòng bàn tay vò bóp, gói nhân tôm thịt lại gọi là cảo/giảo, như các món ăn há cảo, xủi cảo, hoành thánh. Vùng định cư của người Hẹ hiếm lúa mì, nên họ dùng tàu hủ chế biến làm món “giảo tử”: họ cắt miếng đậu hủ thành sáu miếng hình tam giác như múi quýt (tiếng Hán gọi là “nhương”: múi) rồi khoét lên mặt, cắt lỗ tròn nhét thịt, tôm, gia vị bằm nhuyễn, chưng hấp hoặc chiên vàng hai mặt, đem kho hay nấu như sủi cảo.
Người Triều Châu có những món ăn chế biến từ các loại lương thực, thực phẩm phơi khô, muối thấu. Món ăn có vị mặn, ngọt chua theo khẩu vị của dân tộc ở vùng trung nguyên. Thực đơn hàng ngày của họ có những món ăn đặc biệt như bún gạo xào với thịt heo, tôm khô, trứng thái chỉ. Nhưng trong những bữa tiệc lớn, người Triều có món “mì xoạ” (miến tuyến: mì sợi) và người Quảng còn có thêm món mì xào giòn với tôm, gan, lòng, cải, nấm, v.v... gọi chung là mì xào thập cẩm. Những món xào thập cẩm của người Triều “thanh hương” và món xào thập cẩm của người Quảng có nước xốt nhiều dầu nên hương vị khác nhau.
Người Triều còn có món củ cải khô câu lâu thầu (xái pôi: thái bô/thái: cải; bô: phơi khô) kho lạt với nước tương, có thêm thịt heo và các món mặn chưng với thịt và trứng “hàm duỹ tất dục chừ” (cá mặn trứng thịt chưng cách thuỷ). Hay đơn giản nhất là cá muối mặn (hàm duỹ) chiên, thêm giấm đỏ, gừng, đường. Tất cả đều có hương vị riêng của Quảng Đông.
Do tổ tiên họ định cư trên vùng đất tiếp giáp hai nền văn hoá lớn, các loại lương thực sản xuất theo mùa tiết, nên họ phải chế biến các loại tinh bột mì hoặc tinh bột gạo thành những loại bún mì để khô hoặc muối, ướp thấu các loại rau quả đậu để dự trữ ăn dài ngày. Từ đó những người Nùng, vùng biên giới Hoa Nam, cũng như người Quảng, Tiều, Hẹ, Phúc Kiến, đều ăn cơm bún bằng gạo nhiều hơn là mì, bánh nướng làm bằng bột mì. Riêng người Phúc Kiến vẫn thích mì, nên vẫn có câu: “Húc (Phúc) Kiến mì, Từa Chiêu kuề téo (Phúc Kiến mì, Triều Châu hủ tiếu).
Lý Thân
Ký Hòa Mỳ Gia.,
maikhanh
wrote
17 years ago:
Ẩm thực Triều Châu
LTS: Ẩm thực cũng là một trong những di sản đặc thù của khu đô thị này. Thế nhưng, ông Lý Thân – một người Việt gốc Triều Châu, sau khi đi dạo mấy vòng Chợ Lớn, mới lắc đầu nhận xét: “Không còn bao nhiêu hương vị gốc của ẩm thực một thời”
Thao tác nấu bếp của nhiều đầu bếp người Hoa trông như đang biễu diễn. Ảnh: Hồng Thái
Ẩm thực Triều Châu là một trong ba truyền thống ẩm thực lớn của trường phái Quảng Đông (gồm Triều Châu, Quảng Châu và Đông Giang). Thói quen ẩm thực chịu ảnh hưởng của các trường phái nấu bếp ở phương nam Trung Quốc, gần giống với bếp Quảng Châu, nhưng vẫn mang phong cách riêng. Món ăn “thanh mà không đạm, tươi mà không tanh, non mà không sống”. So với các nơi khác, món ăn Triều Châu tương đối thanh nhưng nghiên cứu điều phối gia vị không kém phần công phu. Ví dụ, khi dọn lên bàn ăn, rau cải phải ăn với nước tương, tôm ăn với dầu quýt, cua ăn với giấm mỹ vị…
Triều Châu là thành phố ven biển. Vì vậy, món ăn nổi tiếng với hải sản và nguyên liệu tươi. Theo thói quen ẩm thực, hải sản phải được chế biến, không ăn sống như người Nhật. Ba đặc điểm của món ăn Triều Châu là: (1) Nhiều thuỷ sản, đa số là đồ biển. Nguyên liệu chính là tôm; cua; các loại cá biển và một vài loại cá sông như cá mú, cá chình, cá lăng, cá bơn, cá gộc, cá chẽm…; (2) Thức ăn phong phú, đặc sắc. Kỹ thuật chế biến thức ăn đạt đến trình độ tất cả mùi vị đều toát ra; (3) Dùng nguyên liệu đặc sắc, nhiều rau củ ngọt, lấy chất ngọt từ thực vật.
Ví dụ: khoai lang, khoai môn, bí đỏ, ngân hạnh, hạt sen, cam, củ cải trắng và các loại đậu.
Cách chế biến món ăn tinh tế. Bếp Triều Châu có hơn 10 cách chế biến món ăn, gồm: đun cách thuỷ, chưng, hấp, tiềm, quay, đốt lò, chiên, xào, nướng, phá lấu... Yêu cầu: đun cách thuỷ phải có mùi vị nồng nàn; nướng phải có mùi thơm thấm vào xương; pha chế phải giữ nguyên mùi vị. Món ăn được chế biến công phu, nguyên liệu cắt gọt ngay ngắn…
Cách bài trí bàn ăn: bàn ăn thường có nhiều món, thức ăn ít nhưng tinh tế, được bày ra nhiều dĩa nhỏ, màu sắc phong phú. Thông thường, bàn ăn có ít nhất 9 món, trong đó có 2 món canh, 1 điểm tâm ngọt. Ngoài nghiên cứu sắc – hương – vị, món ăn phải đẹp và bắt mắt. Nhà bếp thường dùng măng, củ cải khắc hình chim hoa cá cảnh, điểm xuyết thêm cho món ăn để hình thành nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.
Thực đơn thường có món ngọt. Trong các lễ tiệc sinh nhật, kết hôn, sinh con… phải có 2 món ngọt, một dọn trước một dọn sau. Món trước ngọt nhẹ, món sau ngọt đậm, ngụ ý “ngày tháng từ đây sẽ ngày càng ngọt ngào”. Để giúp tiêu hoá, giảm mỡ, giải rượu, giữa bữa ăn thường có trà. Quán ăn Triều Châu chính hiệu thường cung cấp trà Ô Long sau bữa ăn, giúp giảm béo giải rượu. Đây chính là văn hoá ẩm thực độc đáo của người Triều Châu.
Món cá mú xốt chua ngọt của người Triều Châu. Ảnh: Trường Minh
Một số món ăn Triều Châu được nhiều người Việt biết đến như cháo trắng, hủ tiếu bò viên gân, phá lấu, thịt heo quay, xá xíu, vịt tiềm, lẩu hải sản, các loại bánh bột…
Tại TP.HCM, một vài nhà hàng, quán ăn của người Hoa tại quận 5, quận 6 hiện vẫn bán món ăn Triều Châu. Thức ăn có hàng trăm món, chủ yếu là hải sản. Tôm, cua, cá, hải sâm, bào ngư… có thể chế biến thành hàng chục món khác nhau. Chả giò đặc biệt toàn dùng nhân hải sản. Lẩu hải sản có vị thanh đạm; nước lèo được nấu bằng các loại xương như xương heo, gà, cá; sau khi xử lý cho bớt tanh, để lửa lâu cho ra chất ngọt rồi thêm vào nấm đông cô, đậu hủ, các loại thịt viên. Phá lấu thường dùng thuốc bắc và rau củ chế biến chung với thịt như phá lấu heo, gà, vịt, mực có mùi thơm nồng, béo mà không ngậy.
Loại thức ăn “bột” thường dùng gạo chế biến như bánh lá liễu, bánh hẹ, bánh củ cải, bánh măng, bánh củ sắn, bánh khoai môn, bột chiên…
Hủ tiếu sợi mềm, nước lèo nấu bằng xương heo, ăn với giấm đỏ, tỏi và ớt xắt lát; bò viên gân có mùi bơ nồng, gân nhiều thì bơ càng nhiều. Món cháo Triều Châu có đặc điểm nhiều nước ít gạo, nấu nhừ, ăn với cải mặn, trứng vịt muối hoặc chao. Ngoài ra, còn có nhiều món ngọt.
Trường Minh
Phở 2000,
kt (guest)
wrote
17 years ago:
Nha nay la so 3 duong Phan Chu Trinh quan 1, truoc 30-4-1975 la tiem vang Bich Kieu va da co quyet dinh tra nha cua UBND thanh pho Ho Chi Minh tu nam 1983.
Trung Phu High School.,
savatage9696 (guest)
wrote
17 years ago:
Nơi ta học cấp 3 1993-1996
Cdm Site Office where Mr. Duc Working,
quyethy
wrote
17 years ago:
Nam 2008 Nha may nay moi hoat dong
căn cứ đồng dù (sư đoàn 9),
quylamchalua (guest)
wrote
17 years ago:
sai ban~ do`
DENTAL CLINIC, NHA KHOA THIỆN MỸ,
gg (guest)
wrote
17 years ago:
quang cao hay qua
Trường Tiểu học Trần Quang Diệu,
quvn (guest)
wrote
17 years ago:
Tiểu học Trương Minh Giảng (trước1975)
Trường Tiểu Học Bạch Đằng ,
quvn (guest)
wrote
17 years ago:
Trunghoc coso Bach Dang tu lop 6 den lop 9
Dai Thong restaurant,
thamvu
wrote
17 years ago:
Giữa đất Mỹ, Little Saigon cho ta cảm giác như ở Việt Nam vậy. Không chỉ vì các quán phở, quán cà phê phin, tiếng chuyện trò thân mật, mà là cái không khí chăm chỉ, cần cù làm ăn của người Việt Nam, dẫu ở nhà, hay ở xứ xa xôi.
Có sang Mỹ vào thời điểm này, mới cảm nhận rõ ràng những biểu hiện của suy thoái kinh tế. Người Mỹ tiêu dùng ít hẳn đi. Những nơi mua sắm, vui chơi vắng người trong cả các ngày cuối tuần. Người Việt Nam ở quận Cam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Bình thường đã vậy, vào thời điểm này người Việt càng cần mẫn lo làm ăn.
Dĩ nhiên, càng gần ngày 30.4, như thường lệ, một nhóm người cực đoan vẫn cố ép cả cộng đồng phải để ý đến các hoạt động la lối của họ. Điều này không có gì lạ. Chỉ có điều ngày càng khó kéo người ta quan tâm, nên các hoạt động này rõ ràng ngày càng nhiều cái lố, đến mức dị hợm. Quá xa cách với thực tế trong nước, họ không có gì nhiều để nói về quê nhà, ngoài những lời quy kết cũ, đã nhàm. Họ quay sang quy kết với những bộ phận khác trong cộng đồng. Hễ ai không như họ, bị quy kết là "thân Cộng". Từ cuối tháng 1.2008 đến nay, một nhóm người liên tục bao vây tòa soạn Báo Người Việt, quấy rầy, phỉ báng tất cả những nhân viên, cộng tác viên ra vô tòa báo. Một lý do họ làm vậy là vị cựu chủ bút của báo này đã có ảnh chụp chung với lãnh đạo Việt Nam trong một cuộc tiếp kiến. Đến mức tại tòa án địa phương, thẩm phán người Mỹ đã thẳng thừng tuyên bố rằng: đây không phải là cuộc biểu tình phản đối - mà nếu không phải là bạo hành, chắc chắn cũng là sự hành hung. Điều này pháp luật Mỹ không cho phép. Do đó, thẩm phán đã ra lệnh cho họ không được tiếp tục xâm phạm, rình rập, đe dọa võ lực, bao vây, ngăn chặn lối ra vào của tờ báo, nhất là không được "hành hung" người ra vào tòa báo bằng những chiếc loa.
Điều khác nữa là cả dân cư người Mỹ trong khu vực cũng bất bình , không chịu nổi sự làm reo của nhóm người cực đoan. Báo chí Mỹ đưa tin nhiều người dân Mỹ đã tổ chức " phản biểu tình" để chống lại sự quá đáng của nhóm người biểu tình tại tòa soạn Báo Người Việt, vì đã gây ồn ào, khó chịu cho cuộc sống bình thường của họ. Những người Mỹ này vặn to nhạc Mỹ để át loa biểu tình của nhóm nọ.
Đã nói đến báo chí, phải nói thêm rằng các buổi la lối của những người cực đoan bị báo chí Mỹ, trong đó có cả tờ báo lớn của nước Mỹ, nhìn nhận một cách rất ác cảm. Tờ báo của quận Cam gọi thẳng thừng hành động của nhóm người Việt cực đoan kia là " bệnh hoạn và ngu xuẩn".
Những chữ trên của tờ báo Mỹ thật nặng nề, có điều nó quá đúng, khi người ta tận mắt thấy chuyện còn kỳ cục hơn. Ít ngày trước, trong cộng đồng người Việt ở quận Cam có tổ chức một đêm nhạc tưởng nhớ ngày mất của nhạc sĩ họ Trịnh. Nhóm người cực đoan cũng lại tụ tập, miệng chửi bới tục tằn (với những câu chữ không thể viết ra đây được). Quá bực trước thái độ côn đồ đó, nhiều người đi nghe nhạc đã không nhịn nổi, quay ra trả đũa lại. Nhưng có nhiều người, dù đứng trong đám biểu tình, cũng muốn vào nghe nhạc Trịnh, và họ đã đi vào cửa khán phòng. Ban tổ chức đêm nhạc dứt khoát đề nghị họ không được cầm cờ vàng ba sọc vào khán phòng. Những người này đã nộp lại cờ cho bảo vệ, và bảo vệ đã ném vào thùng rác.
Tường thuật lại chuyện này, một tờ báo của người Việt tại California viết: "Sự việc xảy ra chứng tỏ không còn ai sợ đám biểu tình". Chính xác hơn là ngày càng ít người Việt có thể tiếp tục chịu đựng các trò quá khích, “quá mù ra mưa” của nhóm người nhân danh " chống Cộng" mà xúc phạm đồng bào mình nơi xa xứ...
Những chuyện trên kể ra thì thế thôi, nhưng thực ra không khí chung của Little Saigon những ngày tháng tư không có ảnh hưởng nhiều vì mấy cái đó. Phần đông bà con lo làm ăn, người ở nhà sang và người sống xa quê gặp nhau chan hòa thân ái. Cuộc sống có logic mãnh liệt của nó, mạnh mẽ hơn vạn lần sự căng thẳng cố tạo dựng bởi một ít người.
Tan Binh secondary school,
TroTe
wrote
17 years ago:
This place is used to be a Catholic K-12 school named Thánh-Tâm .
59 Pham Ngoc Thach Str, Dist 3,
TQUy (guest)
wrote
17 years ago:
my sweet home
Khách sạn Hải Sơn,
maikhanh
wrote
17 years ago:
Nghệ sĩ hải ngoại - Trăm dòng sông trở về với biển…
Ca sĩ Hương Lan là một trong những ca sĩ hải ngoại đầu tiên trở về quê hương. Chị từng phát biểu: “Nếu nói rằng đời tôi có điều gì hài lòng nhất, thì đó là những ngày tháng cuối của cuộc đời ca hát này, tôi được về lại Việt Nam và hát cho những người dân mình nghe những tình ca về quê hương”. Nỗi niềm đó không chỉ là tâm tư của riêng ca sĩ Hương Lan mà là niềm khát khao được hát ở quê hương mình của nhiều nghệ sĩ hải ngoại!
Sự trở về
Không có đứa con nào xa quê hương lại không chất chứa nỗi nhớ quê đau đáu trong lòng. Với người nghệ sĩ khi xa nước, nỗi nhớ ấy càng da diết hơn bao giờ hết.
Những năm gần đây, ca sĩ hải ngoại về nước ngày càng nhiều, trước là để thăm dò thị trường, đi du lịch, sau là xin giấy phép hành nghề, tìm kiếm các bầu sô có thể lo toan chuyện trong chuyện ngoài, để thời gian sau đó, họ có thể chính thức biển diễn ở Việt Nam.
Hiện nay, việc cấp giấy phép hành nghề cho ca sĩ hải ngoại đã thoáng hơn xưa rất nhiều, tạo điều kiện cho hàng loạt nghệ sĩ hải ngoại thực hiện giấc mơ được trở về Việt Nam định cư, ca hát, kinh doanh, làm liveshow, ra mắt các album mới… Đặc biệt, nghệ sĩ hải ngoại quan tâm nhiều đến TPHCM - một thị trường âm nhạc sôi động nhất nước.
Vì thế, ngày càng có nhiều gương mặt nghệ sĩ hải ngoại tại TPHCM đã và đang góp phần làm cho các hoạt động âm nhạc trong nước thêm phong phú, đa dạng. Bên cạnh lớp nghệ sĩ tên tuổi thế hệ trước như Elvis Phương, Hương Lan, Duy Quang, Giao Linh, Thái Châu, Đức Huy, Thái Hiền, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Carol Kim, thì nhiều nghệ sĩ hải ngoại thế hệ trẻ cũng nối gót đàn anh đàn chị về Việt Nam biểu diễn như Tommy Ngô, Lynda Trang Đài, Phi Nhung, Mạnh Đình, Gia Huy, Ninh Cát Loan Châu.
Tới đây còn có ca sĩ Phương Dung, Trang Thanh Lan, nhạc sĩ Từ Công Phụng, Lê Uyên. Chỉ trong năm 2007 đã có hàng chục nghệ sĩ hải ngoại xuất hiện trong nhiều chương trình ca nhạc, liveshow cá nhân Nối vòng tay lớn, Duyên dáng Việt Nam 19, Một thoáng Việt Nam, Rơi lệ ru người…
Nhiều nghệ sĩ thường xuyên biểu diễn tại các phòng trà, tụ điểm ca nhạc, ra mắt khán giả album thực hiện tại Việt Nam, một số nghệ sĩ khác tung hoành với các hoạt động kinh doanh, mở phòng thu, quán ăn…
Tâm tư người trong cuộc
Ca sĩ Duy Quang tâm sự: “Chuyện được trở về sinh sống và làm việc tại quê hương là nguyện vọng của tôi từ những năm 1980. Nhưng lúc đó thời cuộc chưa cho phép. Đến năm 2004, tôi mới trở về Việt Nam sinh sống và hoạt động văn nghệ. Tôi thực sự ngạc nhiên và vui mừng khi thấy đời sống người dân được nâng cao, dân trí đi lên. Hiện tại, công việc của tôi khá thuận lợi vì được nhiều bạn bè giúp đỡ, ủng hộ.
Tôi lại tìm được khán giả xưa của mình cùng sự xuất hiện của một lượng khán giả trẻ yêu nhạc thường ủng hộ tôi tại phòng trà Tình ca. Ngoài chuyện kinh doanh, phòng trà Tình ca còn là nơi để các giọng ca hải ngoại có thể trình diễn và giao lưu cùng ca sĩ trong nước. Trong cuộc sống, tôi thích tham gia các hoạt động từ thiện vì đó là cơ hội cho tôi đền đáp ân tình nơi tôi được sinh ra”.
Với nghệ sĩ Hoài Linh, anh cảm nhận: “Mỗi lần về nước là tôi lại thấy TP mình có nhiều thay đổi, ngày càng tốt đẹp hơn. Có thể nói TPHCM đang đổi mới từng ngày. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ ngày nay rất giỏi, chịu khó học hỏi, thông thạo nhiều ngoại ngữ… điều đó thể hiện sự năng động của con người, của thành phố hôm nay. Tôi được về quê hương, được sống, được diễn phục vụ và được sự thương yêu ủng hộ hết mình của khán giả, tôi thấy thật hạnh phúc!”.
Ca sĩ trẻ Phi Nhung cũng chia sẻ tâm tình: “Tôi về Việt Nam nhiều nhưng đến Tết 2008 này tôi mới biểu diễn phục vụ bà con mình từ chuyến lưu diễn tại các tỉnh miền Tây. Sau chuyến lưu diễn, tôi rất muốn về lại miền Tây để hát phục vụ bà con nghèo.Khán giả ở đâu cũng rất dễ thương, tuy nhiên, khán giả Việt Nam khó tính và đòi hỏi cao hơn so với khán giả hải ngoại. Điều này khiến tôi quyết định sẽ dành thời gian 3 năm đầu tư vào thị trường âm nhạc Việt Nam, sẽ học thêm về nhạc lý, vũ đạo, múa, diễn xuất, cách giao tiếp…”.
Ca sĩ Elvis Phương khẳng định: “Về quê hương sinh sống là điều mong ước lớn nhất của tôi. Tôi không có hạnh phúc nào hơn khi vẫn còn sức khỏe, tiếp tục phục vụ khán giả, những người yêu nhạc đã dành cho tôi nhiều tình cảm thân thương nhất. Sau hơn 47 năm đi hát, tôi thấy mình có nhiều may mắn khi vẫn được khán giả yêu quý. Và dù có đi đâu diễn tôi vẫn thích trở về Việt Nam biểu diễn phục vụ đồng bào mình”.
Ciao Cafe..,
maikhanh
wrote
17 years ago:
Nghệ sĩ hải ngoại - Trăm dòng sông trở về với biển…
Ca sĩ Hương Lan là một trong những ca sĩ hải ngoại đầu tiên trở về quê hương. Chị từng phát biểu: “Nếu nói rằng đời tôi có điều gì hài lòng nhất, thì đó là những ngày tháng cuối của cuộc đời ca hát này, tôi được về lại Việt Nam và hát cho những người dân mình nghe những tình ca về quê hương”. Nỗi niềm đó không chỉ là tâm tư của riêng ca sĩ Hương Lan mà là niềm khát khao được hát ở quê hương mình của nhiều nghệ sĩ hải ngoại!
Sự trở về
Không có đứa con nào xa quê hương lại không chất chứa nỗi nhớ quê đau đáu trong lòng. Với người nghệ sĩ khi xa nước, nỗi nhớ ấy càng da diết hơn bao giờ hết.
Những năm gần đây, ca sĩ hải ngoại về nước ngày càng nhiều, trước là để thăm dò thị trường, đi du lịch, sau là xin giấy phép hành nghề, tìm kiếm các bầu sô có thể lo toan chuyện trong chuyện ngoài, để thời gian sau đó, họ có thể chính thức biển diễn ở Việt Nam.
Hiện nay, việc cấp giấy phép hành nghề cho ca sĩ hải ngoại đã thoáng hơn xưa rất nhiều, tạo điều kiện cho hàng loạt nghệ sĩ hải ngoại thực hiện giấc mơ được trở về Việt Nam định cư, ca hát, kinh doanh, làm liveshow, ra mắt các album mới… Đặc biệt, nghệ sĩ hải ngoại quan tâm nhiều đến TPHCM - một thị trường âm nhạc sôi động nhất nước.
Vì thế, ngày càng có nhiều gương mặt nghệ sĩ hải ngoại tại TPHCM đã và đang góp phần làm cho các hoạt động âm nhạc trong nước thêm phong phú, đa dạng. Bên cạnh lớp nghệ sĩ tên tuổi thế hệ trước như Elvis Phương, Hương Lan, Duy Quang, Giao Linh, Thái Châu, Đức Huy, Thái Hiền, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Carol Kim, thì nhiều nghệ sĩ hải ngoại thế hệ trẻ cũng nối gót đàn anh đàn chị về Việt Nam biểu diễn như Tommy Ngô, Lynda Trang Đài, Phi Nhung, Mạnh Đình, Gia Huy, Ninh Cát Loan Châu.
Tới đây còn có ca sĩ Phương Dung, Trang Thanh Lan, nhạc sĩ Từ Công Phụng, Lê Uyên. Chỉ trong năm 2007 đã có hàng chục nghệ sĩ hải ngoại xuất hiện trong nhiều chương trình ca nhạc, liveshow cá nhân Nối vòng tay lớn, Duyên dáng Việt Nam 19, Một thoáng Việt Nam, Rơi lệ ru người…
Nhiều nghệ sĩ thường xuyên biểu diễn tại các phòng trà, tụ điểm ca nhạc, ra mắt khán giả album thực hiện tại Việt Nam, một số nghệ sĩ khác tung hoành với các hoạt động kinh doanh, mở phòng thu, quán ăn…
Tâm tư người trong cuộc
Ca sĩ Duy Quang tâm sự: “Chuyện được trở về sinh sống và làm việc tại quê hương là nguyện vọng của tôi từ những năm 1980. Nhưng lúc đó thời cuộc chưa cho phép. Đến năm 2004, tôi mới trở về Việt Nam sinh sống và hoạt động văn nghệ. Tôi thực sự ngạc nhiên và vui mừng khi thấy đời sống người dân được nâng cao, dân trí đi lên. Hiện tại, công việc của tôi khá thuận lợi vì được nhiều bạn bè giúp đỡ, ủng hộ.
Tôi lại tìm được khán giả xưa của mình cùng sự xuất hiện của một lượng khán giả trẻ yêu nhạc thường ủng hộ tôi tại phòng trà Tình ca. Ngoài chuyện kinh doanh, phòng trà Tình ca còn là nơi để các giọng ca hải ngoại có thể trình diễn và giao lưu cùng ca sĩ trong nước. Trong cuộc sống, tôi thích tham gia các hoạt động từ thiện vì đó là cơ hội cho tôi đền đáp ân tình nơi tôi được sinh ra”.
Với nghệ sĩ Hoài Linh, anh cảm nhận: “Mỗi lần về nước là tôi lại thấy TP mình có nhiều thay đổi, ngày càng tốt đẹp hơn. Có thể nói TPHCM đang đổi mới từng ngày. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ ngày nay rất giỏi, chịu khó học hỏi, thông thạo nhiều ngoại ngữ… điều đó thể hiện sự năng động của con người, của thành phố hôm nay. Tôi được về quê hương, được sống, được diễn phục vụ và được sự thương yêu ủng hộ hết mình của khán giả, tôi thấy thật hạnh phúc!”.
Ca sĩ trẻ Phi Nhung cũng chia sẻ tâm tình: “Tôi về Việt Nam nhiều nhưng đến Tết 2008 này tôi mới biểu diễn phục vụ bà con mình từ chuyến lưu diễn tại các tỉnh miền Tây. Sau chuyến lưu diễn, tôi rất muốn về lại miền Tây để hát phục vụ bà con nghèo.Khán giả ở đâu cũng rất dễ thương, tuy nhiên, khán giả Việt Nam khó tính và đòi hỏi cao hơn so với khán giả hải ngoại. Điều này khiến tôi quyết định sẽ dành thời gian 3 năm đầu tư vào thị trường âm nhạc Việt Nam, sẽ học thêm về nhạc lý, vũ đạo, múa, diễn xuất, cách giao tiếp…”.
Ca sĩ Elvis Phương khẳng định: “Về quê hương sinh sống là điều mong ước lớn nhất của tôi. Tôi không có hạnh phúc nào hơn khi vẫn còn sức khỏe, tiếp tục phục vụ khán giả, những người yêu nhạc đã dành cho tôi nhiều tình cảm thân thương nhất. Sau hơn 47 năm đi hát, tôi thấy mình có nhiều may mắn khi vẫn được khán giả yêu quý. Và dù có đi đâu diễn tôi vẫn thích trở về Việt Nam biểu diễn phục vụ đồng bào mình”.
Sân Anh Thư,
Trucdau! (guest)
wrote
17 years ago:
ngày 27/04 offline S-ACMVN
Dinh Tan An,
Du Khách (guest)
wrote
17 years ago:
Đình Tân An.
Một trong các di-tích xưa nhứt của lịch-sử Khai Hoang mìền NAM. (Xem sách LS-KH-MN của Sơn Nam và SàiGòn Năm Xưa của Vương Hồng Sển; 2 nhà
văn cách-mạng.)
Lúc di-dân mới đến Sài-Gòn (... lúc đó chưa có tên Sài-Gòn).. Dân phải đi tìm giếng nước ngọt... Khắp vùng (Sài-Gòn) còn là đầm lầy với nước hơi mặn... từ Vũng Tàu vào.
Chỉ có 3 giếng NƯỚC NGỌT nổi danh, nuôi toàn dân, gọi là 3 DANH-TĨNH
(Tiếng NHO).
Giếng nước mà DÂN thích nhứt là tại địa-danh tên là TÂN-AN. Ngày lẫn đêm, ghe thuyền tấp nập sắp hàng chờ nhau lấy nước. (ghe thuyền tấp nập (trên sông Thị-Nghè). Theo Sách Gia-Định Thông Chí)
Đình TÂN AN ngày nay chỉ còn mặt tiền : bình phong; và các người có
trách-nhiệm Văn-Hóa lại thiếu tài-liệu lịch-sử cũng như thiếu "tài-chánh" nên lơ là việc tu-bổ địa-điểm số một Lịch-sử này.
Nhà LÀNG và ĐÌNH LÀNG là những nét Văn-Hóa đặc-biệt Miền NAM mà
Âu Châu đã bỏ công nghiên-cứu từ khi người Âu mới đổ bộ lên chiếm
SàiGòn 1859.
Triều Đình HUẾ (Gia Long đến Tự Đức) bổ nhậm các Quan HUYỆN
Trưởng... vào cai-trị đất NAM. Và chấp nhận cho dân LÀNG quyền tự-trị ở cấp TỔNG-ĐÌNH-LÀNG... Tại đây dân tự bầu ra TỔNG-TRƯỞNG, LÀNG
TRƯỞNG để lo các Lể Cưới hỏi, Đám Táng, cúng Thần NÔNG (Lúa-Gạo)..
cúng Tống Gió (Xả xui, rằm tháng 7)...
Nhà LÀNG và ĐÌNH LÀNG cũng là nơi hội họp CA HÁT cho dân xem...
Nhưng hát xong... Nghệ Sĩ phải về nhà họ .. chớ đâu mà cư-ngụ luôn trong Đình... như nhà riêng ?
Ngày nay, năm 2008, đa số các Nhà LÀNG và ĐÌNH LÀNG trong SàiGòn
đều trở thành Nhà Riêng.. có nơi còn RAO giá bán.
Ho Chi Minh City recent comments: