Các ngôn ngữ

Trang này được tạo ra sử dụng dữ liệu Wikimapia. Wikimapia là một dự án bản đồ mở được đóng góp bởi những người tình nguyện khắp thế giới. Nó chứa đựng những thông tin về 32473828 địa điểm và liên tục được cập nhật. Tìm hiểu thêm về Wikimapia và hướng dẫn về thành phố.

Bình luận gần đây về Thành phố Hồ Chí Minh

  • Công viên Cửu Long, maikhanh đã viết 17 năm trước:
    Tóm lại, theo ghi chép của Trương Vĩnh Ký thì cái chợ Lớn thành danh trong lịch sử đã mất từ trước năm 1885. Theo ghi chép của Đông dương hành chánh niên giám 1906 thì, chợ lớn nhất trong bốn chợ lớn của thành phố chợ Lớn ở khu vực bưu điện quận 5 ngày nay, sự biến động của sự vật theo thời gian, hoà với tốc độ thị trường sẽ dần xoá hẳn những dấu vết xưa cũ. Tuy vậy, vẫn còn có thể quan sát và cảm nhận về hình thức buôn bán và cơ cấu cửa hiệu còn phảng phất nét chợ xưa, nếu tản bộ một vòng, từ cuối đường Triệu Quang Phục đến nơi giáp kinh Tàu Hủ, qua các đường Trần Tướng Công, Lương Nhữ Học và theo đường Lê Quang Định để đến nơi xưa là nền chợ Lớn, nay còn một chợ tên chợ Vật liệu xây dựng, được đóng khung trong bốn con đường Lê Quang Định, Nguyễn Thi, Trịnh Hoài Đức và Mạc Cửu. Một số ghe vẫn đắp đổi sống bằng những chuyến hàng từ TP.HCM về miền Tây và ngược lại. Ảnh: Trần Việt Đức Từ con kinh xưa Chợ Lớn xưa mang đặc trưng của một thành phố sông nước, người đầy phố, bến đầy thuyền, náo nhiệt quanh năm. Bản đồ “Gia Định tỉnh” do Trần Văn Học vẽ năm 1815 cho thấy không gian đô thị Sài Gòn – Gia Định có hai vùng quan trọng được thể hiện khá rõ là quận 1 và Chợ Lớn (quận 5) hiện nay. Hai vùng này được nối với nhau bằng rạch Bến Nghé, con đường huyết mạch vận chuyển lúa gạo từ các tỉnh miền Tây lên Sài Gòn. Trong Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận (1885), Trương Vĩnh Ký viết: “Hai bên bờ rạch Chợ Lớn là hai dãy nhà phố lớn bằng gạch gọi là Tàu Khậu để cho người Hoa từ Trung Quốc hàng năm đi ghe biển tới thuê. Họ đem hàng hoá chứa trong các phố đó, hoặc để bán sỉ hoặc để bán lẻ khi lưu trú tại Sài Gòn”. Theo Huỳnh Tịnh Của thì Tàu Khậu là giọng người Triều Châu phát âm từ Thổ khố, tức là khu nhà lớn bằng gạch để chứa hàng hoá. Rạch Chợ Lớn mà Trương Vĩnh Ký nói tức là kinh Tàu Hủ. Kinh này xưa kia là một con rạch cạn, được phó tổng trấn Gia Định Huỳnh Công Lý chỉ huy đào vét năm 1819, vua Gia Long đặt tên là An Thông hà, cũng gọi là Kinh Mới vì chảy ngang Chợ Lớn (nên còn gọi là rạch Chợ Lớn). Kinh Tàu Hủ nối liền với rạch Bến Nghé (sông Bình Dương), người Pháp gọi chung hai đoạn kinh rạch này là Arroyo Chinois (rạch Trung Hoa). Nhiều tài liệu cho rằng kinh Tàu Hủ được nạo vét thêm hai lần vào các năm 1887 và 1895, rồi sau đó được làm rộng thêm lần thứ ba vào năm 1922. Trên bờ kinh, phía đông nam là thôn Bình Đông, phía tây bắc là thôn Bình Tây, năm 1820 (thời Minh Mệnh) cả hai thôn thuộc tổng Tân Phong, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Từ tên thôn, Bình Đông thành tên bến ở bờ đông kinh Tàu Hủ, chính thức là từ năm 1955 cho đến nay. Bến Trần Văn Kiểu nối liền bến Hàm Tử, thuộc các phường 10, 13, quận 5 và phường 1, 3 và 7, quận 6, tức từ đường Hải Thượng Lãn Ông đến bến Lò Gốm. Thời Pháp thuộc, bến này mang tên Quai de Mytho (bến Mỹ Tho), từ năm 1952 đổi là bến Lê Quang Liêm, năm 1985 đổi là bến Trần Văn Kiểu. Ngành công nghiệp hàng đầu trên các bến hai bên bờ kinh Tàu Hủ phải kể là ngành xay xát lúa với hơn 10 nhà máy lớn. Ngoài ra các công hội của các ngành nghề khác cũng đặt trụ sở ở Quai de Mytho. Nhìn chung, không kể lúc sơ khai, trong khoảng 100 năm từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, kinh Tàu Hủ và các bến dọc hai bên bờ của nó đã chuyên chở hết chức năng lịch sử của mình. Thương nhân và giới chủ xưởng người Hoa ở Chợ Lớn đã biết khai thác vị trí này một cách triệt để. Từ lúc khởi đầu với các nhà kho tạp hoá và lương thực, dần dần biến thành một dãy các nhà xưởng, thuyền bè, thóc gạo luân chuyển ngày đêm, góp một phần lớn cho sự phồn vinh, náo nhiệt của một vùng. Phạm Hoàng Quân
  • Công viên Cửu Long, maikhanh đã viết 17 năm trước:
    Thử nhận diện Chợ Lớn - di sản Sài Gòn - Chợ Lớn. Cụm danh từ này không chỉ là tên địa danh mà còn ám chỉ một không gian và vùng đất phát triển nhất ở miền Nam của những thế kỷ trước. Nếu như Sài Gòn hiện trở thành trung tâm hành chính với nhịp sống ngày càng công nghiệp, Chợ Lớn vẫn còn lưu giữ dấu ấn của một thời là tập hợp những cái chợ trong vùng, trong đó cái mới chồng lấn lên hoặc hoà nhập vào cái cũ để phát triển theo thời gian Chợ Lớn ở đâu? Trong bài Gia Định vịnh do Trương Vĩnh Ký chép/in năm 1882 có câu: Trong Chợ Lớn thinh thinh Góp nhóp đủ loài rừng vật biển… Và ông chú thích thêm: Chợ Lớn là chợ tại huyện Tân Long trong toà phủ Tân Bình, ở đó bán đủ đồ, nhiều món ngon vật lạ (NXB Trẻ, 1997, tr.22). Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức đã miêu tả vùng Chợ Lớn như một không gian phố thị chứ chưa xác định cụ thể vị trí cái chợ. Trên hầu hết các bản đồ Gia Định – Sài Gòn – Chợ Lớn xưa, vị trí ngôi chợ không được xác định cụ thể. Trương Vĩnh Ký là người đề cập vấn đề này khá sớm, trong sách Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận (1885) có đoạn: “Thực sự, Chợ Lớn xưa nằm ở nền đất chợ Rẫy bây giờ. Địa phận nằm ở giữa đường Marins (Trần Hưng Đạo) với rạch Chợ Lớn, là nơi cư trú của người Minh Hương…/Le Chợ-Lớn (Grand marché) proprement dit se trouvait à l’emplacement du Chợ-Rẫy d’aujour d’hui. La partic comprise entre la rue des Marins jusqu’à l’arroyoy de Chợ-Lớn, était habitée par des Minh-Hương (NXB Trẻ - 1997. Nguyễn Đình Đầu dịch, tr.25, nguyên văn tr.70)”. Rất tiếc là Trương Vĩnh Ký không cho biết thêm một thông tin nào về chợ Rẫy (cái chợ mang tên Rẫy) nên qua đoạn văn trên, người đọc cũng khó mà biết nền cũ Chợ Lớn, chỉ biết rằng, vào năm 1885 ngôi chợ Lớn xưa đã không còn. Sự liên đới giữa cái chợ Lớn và cái chợ Rẫy cũng khá lý thú trong việc tìm tòi. Năm 1900, xây dựng xong bệnh viện Chợ Rẫy (ngày nay), người Pháp đặt tên nó là “Hôpital Municipal de Cholon”, sau năm 1919 lại đổi tên nhiều lần. Tuy nhiên, người dân trong vùng cứ quyết gọi là nhà thương Chợ Rẫy, cho đến nay thì đã thành tên chính thức (việc tìm hiểu xem chợ Rẫy ở đâu phải tạm gác lại, vì trước mắt các bộ sách lớn viết về Sài Gòn hiện nay như Từ điển Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 và 100 câu hỏi đáp về địa lý Gia Định – Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 đều né mục từ chợ Rẫy, mặc dù đó là một ngôi chợ thực tế đã thành danh). Năm 1906, người Pháp soạn/in quyển Annuaire Administratif de l’Indochine/Đông dương hành chánh niên giám, ông Nguyễn Bá Trác đã dịch sách này ra chữ Hán (bản chép tay – thư viện KHXH TP.HCM – ký hiệu Hnv-206), trong phần Địa dư, mục viết về Chợ Lớn thành phố có đoạn: “Toàn thành hữu tứ đại thị viết Trung thị, Ngư thị tại Hội hợp Kinh thượng, viết Bình Tây thị, viết Đệ Cửu hộ thị/Toàn thành phố có 4 cái chợ lớn, là chợ Trung (tâm), chợ cá ở trên bờ kinh Hội Hợp, chợ Bình Tây và chợ số 9”. Đoạn văn này xác định được vị trí hai chợ, một là chợ Trung tâm, lớn nhất trong bốn cái chợ lớn, cũng là chợ Lớn, trên bờ kinh Hội Hợp, tức nay là các đường Vạn Kiếp, Mạc Cửu và một đoạn đường Châu Văn Liêm. Cũng nên biết thêm là tên Mạc Cửu mới được đặt vào năm 1954. Trước đó, hồi thời thuộc Pháp đường mang tên Rue des Marché (đường Chợ). Con đường này, hẳn nhiên, vì gần chợ hoặc nằm trong chợ nên dân chúng gọi là đường chợ, người Pháp nhân đó dịch sang Pháp ngữ, ngày nay còn có thể thấy ngôi nhà số 38 đường Mạc Cửu, trên trán nhà (lầu 1) còn 3 chữ An Long hiệu ẩn hiện lờ mờ. Chợ được nêu kế tiếp là chợ Cá. Theo ghi nhận của Đông dương hành chánh niên giám thì chợ này cùng nằm trên bờ kinh Hội Hợp, tức gần chợ Trung tâm vừa nêu, có lẽ sau này chợ Cá được chuyển đến đường Nguyễn Tri Phương (Địa chí Văn hoá quận 5 – 2000, nêu giả thuyết này). Chợ Bình Tây được nêu trong văn bản này là một chợ khác chợ Bình Tây, quận 6 hiện nay. Có lẽ đây là ngôi chợ nằm trên đất thôn Bình Tây xưa mà có tên, còn chợ Bình Tây hiện nay do Quách Đàm dựng năm 1928 (tức sau tài liệu nêu trên đến 22 năm). Chợ số 9 thì chưa biết nằm ở địa điểm nào. Địa chí Văn hoá quận 5 xuất bản năm 2000 có một đoạn viết về 4 ngôi chợ lớn: “…đáng kể có 4 chợ lớn: chợ Trung tâm (còn gọi là Chợ Lớn cũ, ở ngay nền bưu điện trung tâm Chợ Lớn ngày nay), chợ Cá (ở đường Nguyễn Tri Phương hiện nay), chợ Bình Đông và ngôi chợ tại đường Landes (nay là đường Phan Phu Tiên)” (tr.22). Đoạn văn trên không dẫn tài liệu nguồn, nên không rõ được sự mô tả bốn ngôi chợ ấy – do ai viết và viết vào thời gian nào. Tuy nhiên, về ngôi chợ Trung tâm (tức Chợ Lớn) thì thấy vị trí tương đồng với bản dịch của Nguyễn Bá Trác. Ông Thái Văn Kiểm trong Đất Việt trời Nam (1960) cho rằng “danh xưng chợ Lớn xưa kia để chỉ ngôi chợ lúc bấy giờ nằm tại địa điểm bưu điện Chợ Lớn, kéo dài đến Đại Thế Giới, và chợ này được thành lập song song với chợ Nhỏ (nay là chợ Thiếc hay còn gọi chợ Phó Cơ Điều) (dẫn từ Địa chí Văn hoá quận 5). Xét về thông lệ định danh, ông Thái Văn Kiểm đã có lý khi nêu ra một ngôi chợ Nhỏ cùng xuất hiện với chợ Lớn. Vị trí chợ Lớn cũng tương đồng với nhiều thuyết khác, tuy nhiên địa bàn được đề cập khá rộng, có thể không phù hợp với thực tế.
  • Bưu điện Quận 5, maikhanh đã viết 17 năm trước:
    Thử nhận diện Chợ Lớn - di sản Sài Gòn - Chợ Lớn. Cụm danh từ này không chỉ là tên địa danh mà còn ám chỉ một không gian và vùng đất phát triển nhất ở miền Nam của những thế kỷ trước. Nếu như Sài Gòn hiện trở thành trung tâm hành chính với nhịp sống ngày càng công nghiệp, Chợ Lớn vẫn còn lưu giữ dấu ấn của một thời là tập hợp những cái chợ trong vùng, trong đó cái mới chồng lấn lên hoặc hoà nhập vào cái cũ để phát triển theo thời gian Dãy phố cuối cùng từ thời hưng thịnh của bến Bình Đông còn sót lại bên quận 8. Ảnh : Lam Phong Chợ Lớn ở đâu? Trong bài Gia Định vịnh do Trương Vĩnh Ký chép/in năm 1882 có câu: Trong Chợ Lớn thinh thinh Góp nhóp đủ loài rừng vật biển… Và ông chú thích thêm: Chợ Lớn là chợ tại huyện Tân Long trong toà phủ Tân Bình, ở đó bán đủ đồ, nhiều món ngon vật lạ (NXB Trẻ, 1997, tr.22). Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức đã miêu tả vùng Chợ Lớn như một không gian phố thị chứ chưa xác định cụ thể vị trí cái chợ. Trên hầu hết các bản đồ Gia Định – Sài Gòn – Chợ Lớn xưa, vị trí ngôi chợ không được xác định cụ thể. Trương Vĩnh Ký là người đề cập vấn đề này khá sớm, trong sách Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận (1885) có đoạn: “Thực sự, Chợ Lớn xưa nằm ở nền đất chợ Rẫy bây giờ. Địa phận nằm ở giữa đường Marins (Trần Hưng Đạo) với rạch Chợ Lớn, là nơi cư trú của người Minh Hương…/Le Chợ-Lớn (Grand marché) proprement dit se trouvait à l’emplacement du Chợ-Rẫy d’aujour d’hui. La partic comprise entre la rue des Marins jusqu’à l’arroyoy de Chợ-Lớn, était habitée par des Minh-Hương (NXB Trẻ - 1997. Nguyễn Đình Đầu dịch, tr.25, nguyên văn tr.70)”. Rất tiếc là Trương Vĩnh Ký không cho biết thêm một thông tin nào về chợ Rẫy (cái chợ mang tên Rẫy) nên qua đoạn văn trên, người đọc cũng khó mà biết nền cũ Chợ Lớn, chỉ biết rằng, vào năm 1885 ngôi chợ Lớn xưa đã không còn. Sự liên đới giữa cái chợ Lớn và cái chợ Rẫy cũng khá lý thú trong việc tìm tòi. Năm 1900, xây dựng xong bệnh viện Chợ Rẫy (ngày nay), người Pháp đặt tên nó là “Hôpital Municipal de Cholon”, sau năm 1919 lại đổi tên nhiều lần. Tuy nhiên, người dân trong vùng cứ quyết gọi là nhà thương Chợ Rẫy, cho đến nay thì đã thành tên chính thức (việc tìm hiểu xem chợ Rẫy ở đâu phải tạm gác lại, vì trước mắt các bộ sách lớn viết về Sài Gòn hiện nay như Từ điển Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 và 100 câu hỏi đáp về địa lý Gia Định – Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 đều né mục từ chợ Rẫy, mặc dù đó là một ngôi chợ thực tế đã thành danh). Năm 1906, người Pháp soạn/in quyển Annuaire Administratif de l’Indochine/Đông dương hành chánh niên giám, ông Nguyễn Bá Trác đã dịch sách này ra chữ Hán (bản chép tay – thư viện KHXH TP.HCM – ký hiệu Hnv-206), trong phần Địa dư, mục viết về Chợ Lớn thành phố có đoạn: “Toàn thành hữu tứ đại thị viết Trung thị, Ngư thị tại Hội hợp Kinh thượng, viết Bình Tây thị, viết Đệ Cửu hộ thị/Toàn thành phố có 4 cái chợ lớn, là chợ Trung (tâm), chợ cá ở trên bờ kinh Hội Hợp, chợ Bình Tây và chợ số 9”. Đoạn văn này xác định được vị trí hai chợ, một là chợ Trung tâm, lớn nhất trong bốn cái chợ lớn, cũng là chợ Lớn, trên bờ kinh Hội Hợp, tức nay là các đường Vạn Kiếp, Mạc Cửu và một đoạn đường Châu Văn Liêm. Cũng nên biết thêm là tên Mạc Cửu mới được đặt vào năm 1954. Trước đó, hồi thời thuộc Pháp đường mang tên Rue des Marché (đường Chợ). Con đường này, hẳn nhiên, vì gần chợ hoặc nằm trong chợ nên dân chúng gọi là đường chợ, người Pháp nhân đó dịch sang Pháp ngữ, ngày nay còn có thể thấy ngôi nhà số 38 đường Mạc Cửu, trên trán nhà (lầu 1) còn 3 chữ An Long hiệu ẩn hiện lờ mờ. Chợ được nêu kế tiếp là chợ Cá. Theo ghi nhận của Đông dương hành chánh niên giám thì chợ này cùng nằm trên bờ kinh Hội Hợp, tức gần chợ Trung tâm vừa nêu, có lẽ sau này chợ Cá được chuyển đến đường Nguyễn Tri Phương (Địa chí Văn hoá quận 5 – 2000, nêu giả thuyết này). Chợ Bình Tây được nêu trong văn bản này là một chợ khác chợ Bình Tây, quận 6 hiện nay. Có lẽ đây là ngôi chợ nằm trên đất thôn Bình Tây xưa mà có tên, còn chợ Bình Tây hiện nay do Quách Đàm dựng năm 1928 (tức sau tài liệu nêu trên đến 22 năm). Chợ số 9 thì chưa biết nằm ở địa điểm nào. Địa chí Văn hoá quận 5 xuất bản năm 2000 có một đoạn viết về 4 ngôi chợ lớn: “…đáng kể có 4 chợ lớn: chợ Trung tâm (còn gọi là Chợ Lớn cũ, ở ngay nền bưu điện trung tâm Chợ Lớn ngày nay), chợ Cá (ở đường Nguyễn Tri Phương hiện nay), chợ Bình Đông và ngôi chợ tại đường Landes (nay là đường Phan Phu Tiên)” (tr.22). Đoạn văn trên không dẫn tài liệu nguồn, nên không rõ được sự mô tả bốn ngôi chợ ấy – do ai viết và viết vào thời gian nào. Tuy nhiên, về ngôi chợ Trung tâm (tức Chợ Lớn) thì thấy vị trí tương đồng với bản dịch của Nguyễn Bá Trác. Ông Thái Văn Kiểm trong Đất Việt trời Nam (1960) cho rằng “danh xưng chợ Lớn xưa kia để chỉ ngôi chợ lúc bấy giờ nằm tại địa điểm bưu điện Chợ Lớn, kéo dài đến Đại Thế Giới, và chợ này được thành lập song song với chợ Nhỏ (nay là chợ Thiếc hay còn gọi chợ Phó Cơ Điều) (dẫn từ Địa chí Văn hoá quận 5). Xét về thông lệ định danh, ông Thái Văn Kiểm đã có lý khi nêu ra một ngôi chợ Nhỏ cùng xuất hiện với chợ Lớn. Vị trí chợ Lớn cũng tương đồng với nhiều thuyết khác, tuy nhiên địa bàn được đề cập khá rộng, có thể không phù hợp với thực tế.
  • Khách sạn Thiên Hồng., maikhanh đã viết 17 năm trước:
    Các nét đặc trưng của “cơm Tàu” Đối với đa số người dân trong cộng đồng dân cư ở Chợ Lớn hiện nay, triết lý ăn uống hằng ngày của họ là “tương, diêm, sài, mễ” (tương, muối, củi, gạo). Lương thực chính của họ mỗi ngày là cơm gạo. Vùng quê gốc Hoa Nam của họ thuộc tỉnh Quảng Đông, vùng Á nhiệt đới, lượng mưa quanh năm đầy đủ, sản vật dồi dào, nên bên cạnh cơm gạo họ còn dùng các loại lương thực gạo đậu chế biến thành bột làm bún (hún: phấn), mì (mì soạ: miến tuyến), bánh đúc, hủ tiếu (kuể téo: hoả điều), tàu hủ (đậu hủ: đậu nát), bún tàu (tàu là đậu; tàu bún: bún tàu làm bằng đậu xanh)… Món chân vịt phá lấu của người Triều Châu. Ảnh: Trường Minh Ăn kèm với lương thực, họ còn dùng các loại thực phẩm chế biến từ rau đậu, hoa quả, thịt cá, tôm cua, gà vịt, v.v. Người Triều Châu cần kiệm vì vốn cư trú ở vùng có nhiều rừng núi nên thành thạo việc chế biến các loại măng khô, mộc nhĩ hoặc nấm hương phơi khô, trứng vịt muối, trứng vịt bắc thảo. Chỉ có những bữa tiệc quan trọng họ mới dùng các loại thịt hiếm như dê, thỏ, sò, ốc, hải sâm, hải sản. Dân Chợ Lớn gốc Hoa kiêng ăn hai con vật được cho là linh thiêng là rùa và rắn. Một số còn kiêng cả thịt trâu bò, vì đó là những con vật thân thuộc. Nhưng về món chó, người Hẹ có sở trường đặc biệt, và gọi là “hương dục” (hương nhục: thịt thơm). Do địa bàn khí hậu, do văn hoá truyền thống bản xứ, nên mỗi cộng đồng dân cư theo phương tộc của dân Chợ Lớn đều có những món ăn riêng. Ví dụ như khí hậu vùng Phúc Kiến lạnh nên dân thích ăn ngọt cay, thức ăn của họ thường có nhiều ớt. Ớt khô Ninh Hoá là đặc sản Phúc Kiến, một trong “bát đại danh tiêu” (ớt) Trung Quốc. Người Hẹ, tổ tiên ở phía bắc Trung Quốc di cư về phía nam, nên thức ăn của họ thường chế biến từ củ, rau đậu, nhất là ngày tết, người phương bắc không thể thiếu món “cảo chẩy/giảo tử – một loại bánh bằng bột mì cán mỏng, để vào lòng bàn tay vò bóp, gói nhân tôm thịt lại gọi là cảo/giảo, như các món ăn há cảo, xủi cảo, hoành thánh. Vùng định cư của người Hẹ hiếm lúa mì, nên họ dùng tàu hủ chế biến làm món “giảo tử”: họ cắt miếng đậu hủ thành sáu miếng hình tam giác như múi quýt (tiếng Hán gọi là “nhương”: múi) rồi khoét lên mặt, cắt lỗ tròn nhét thịt, tôm, gia vị bằm nhuyễn, chưng hấp hoặc chiên vàng hai mặt, đem kho hay nấu như sủi cảo. Người Triều Châu có những món ăn chế biến từ các loại lương thực, thực phẩm phơi khô, muối thấu. Món ăn có vị mặn, ngọt chua theo khẩu vị của dân tộc ở vùng trung nguyên. Thực đơn hàng ngày của họ có những món ăn đặc biệt như bún gạo xào với thịt heo, tôm khô, trứng thái chỉ. Nhưng trong những bữa tiệc lớn, người Triều có món “mì xoạ” (miến tuyến: mì sợi) và người Quảng còn có thêm món mì xào giòn với tôm, gan, lòng, cải, nấm, v.v... gọi chung là mì xào thập cẩm. Những món xào thập cẩm của người Triều “thanh hương” và món xào thập cẩm của người Quảng có nước xốt nhiều dầu nên hương vị khác nhau. Người Triều còn có món củ cải khô câu lâu thầu (xái pôi: thái bô/thái: cải; bô: phơi khô) kho lạt với nước tương, có thêm thịt heo và các món mặn chưng với thịt và trứng “hàm duỹ tất dục chừ” (cá mặn trứng thịt chưng cách thuỷ). Hay đơn giản nhất là cá muối mặn (hàm duỹ) chiên, thêm giấm đỏ, gừng, đường. Tất cả đều có hương vị riêng của Quảng Đông. Do tổ tiên họ định cư trên vùng đất tiếp giáp hai nền văn hoá lớn, các loại lương thực sản xuất theo mùa tiết, nên họ phải chế biến các loại tinh bột mì hoặc tinh bột gạo thành những loại bún mì để khô hoặc muối, ướp thấu các loại rau quả đậu để dự trữ ăn dài ngày. Từ đó những người Nùng, vùng biên giới Hoa Nam, cũng như người Quảng, Tiều, Hẹ, Phúc Kiến, đều ăn cơm bún bằng gạo nhiều hơn là mì, bánh nướng làm bằng bột mì. Riêng người Phúc Kiến vẫn thích mì, nên vẫn có câu: “Húc (Phúc) Kiến mì, Từa Chiêu kuề téo (Phúc Kiến mì, Triều Châu hủ tiếu). Lý Thân
  • Đèn 5 ngọn. phố người Hoa, maikhanh đã viết 17 năm trước:
    Ẩm thực Triều Châu LTS: Ẩm thực cũng là một trong những di sản đặc thù của khu đô thị này. Thế nhưng, ông Lý Thân – một người Việt gốc Triều Châu, sau khi đi dạo mấy vòng Chợ Lớn, mới lắc đầu nhận xét: “Không còn bao nhiêu hương vị gốc của ẩm thực một thời” Thao tác nấu bếp của nhiều đầu bếp người Hoa trông như đang biễu diễn. Ảnh: Hồng Thái Ẩm thực Triều Châu là một trong ba truyền thống ẩm thực lớn của trường phái Quảng Đông (gồm Triều Châu, Quảng Châu và Đông Giang). Thói quen ẩm thực chịu ảnh hưởng của các trường phái nấu bếp ở phương nam Trung Quốc, gần giống với bếp Quảng Châu, nhưng vẫn mang phong cách riêng. Món ăn “thanh mà không đạm, tươi mà không tanh, non mà không sống”. So với các nơi khác, món ăn Triều Châu tương đối thanh nhưng nghiên cứu điều phối gia vị không kém phần công phu. Ví dụ, khi dọn lên bàn ăn, rau cải phải ăn với nước tương, tôm ăn với dầu quýt, cua ăn với giấm mỹ vị… Triều Châu là thành phố ven biển. Vì vậy, món ăn nổi tiếng với hải sản và nguyên liệu tươi. Theo thói quen ẩm thực, hải sản phải được chế biến, không ăn sống như người Nhật. Ba đặc điểm của món ăn Triều Châu là: (1) Nhiều thuỷ sản, đa số là đồ biển. Nguyên liệu chính là tôm; cua; các loại cá biển và một vài loại cá sông như cá mú, cá chình, cá lăng, cá bơn, cá gộc, cá chẽm…; (2) Thức ăn phong phú, đặc sắc. Kỹ thuật chế biến thức ăn đạt đến trình độ tất cả mùi vị đều toát ra; (3) Dùng nguyên liệu đặc sắc, nhiều rau củ ngọt, lấy chất ngọt từ thực vật. Ví dụ: khoai lang, khoai môn, bí đỏ, ngân hạnh, hạt sen, cam, củ cải trắng và các loại đậu. Cách chế biến món ăn tinh tế. Bếp Triều Châu có hơn 10 cách chế biến món ăn, gồm: đun cách thuỷ, chưng, hấp, tiềm, quay, đốt lò, chiên, xào, nướng, phá lấu... Yêu cầu: đun cách thuỷ phải có mùi vị nồng nàn; nướng phải có mùi thơm thấm vào xương; pha chế phải giữ nguyên mùi vị. Món ăn được chế biến công phu, nguyên liệu cắt gọt ngay ngắn… Cách bài trí bàn ăn: bàn ăn thường có nhiều món, thức ăn ít nhưng tinh tế, được bày ra nhiều dĩa nhỏ, màu sắc phong phú. Thông thường, bàn ăn có ít nhất 9 món, trong đó có 2 món canh, 1 điểm tâm ngọt. Ngoài nghiên cứu sắc – hương – vị, món ăn phải đẹp và bắt mắt. Nhà bếp thường dùng măng, củ cải khắc hình chim hoa cá cảnh, điểm xuyết thêm cho món ăn để hình thành nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Thực đơn thường có món ngọt. Trong các lễ tiệc sinh nhật, kết hôn, sinh con… phải có 2 món ngọt, một dọn trước một dọn sau. Món trước ngọt nhẹ, món sau ngọt đậm, ngụ ý “ngày tháng từ đây sẽ ngày càng ngọt ngào”. Để giúp tiêu hoá, giảm mỡ, giải rượu, giữa bữa ăn thường có trà. Quán ăn Triều Châu chính hiệu thường cung cấp trà Ô Long sau bữa ăn, giúp giảm béo giải rượu. Đây chính là văn hoá ẩm thực độc đáo của người Triều Châu. Món cá mú xốt chua ngọt của người Triều Châu. Ảnh: Trường Minh Một số món ăn Triều Châu được nhiều người Việt biết đến như cháo trắng, hủ tiếu bò viên gân, phá lấu, thịt heo quay, xá xíu, vịt tiềm, lẩu hải sản, các loại bánh bột… Tại TP.HCM, một vài nhà hàng, quán ăn của người Hoa tại quận 5, quận 6 hiện vẫn bán món ăn Triều Châu. Thức ăn có hàng trăm món, chủ yếu là hải sản. Tôm, cua, cá, hải sâm, bào ngư… có thể chế biến thành hàng chục món khác nhau. Chả giò đặc biệt toàn dùng nhân hải sản. Lẩu hải sản có vị thanh đạm; nước lèo được nấu bằng các loại xương như xương heo, gà, cá; sau khi xử lý cho bớt tanh, để lửa lâu cho ra chất ngọt rồi thêm vào nấm đông cô, đậu hủ, các loại thịt viên. Phá lấu thường dùng thuốc bắc và rau củ chế biến chung với thịt như phá lấu heo, gà, vịt, mực có mùi thơm nồng, béo mà không ngậy. Loại thức ăn “bột” thường dùng gạo chế biến như bánh lá liễu, bánh hẹ, bánh củ cải, bánh măng, bánh củ sắn, bánh khoai môn, bột chiên… Hủ tiếu sợi mềm, nước lèo nấu bằng xương heo, ăn với giấm đỏ, tỏi và ớt xắt lát; bò viên gân có mùi bơ nồng, gân nhiều thì bơ càng nhiều. Món cháo Triều Châu có đặc điểm nhiều nước ít gạo, nấu nhừ, ăn với cải mặn, trứng vịt muối hoặc chao. Ngoài ra, còn có nhiều món ngọt. Trường Minh
  • Huê Ký Mì gia., maikhanh đã viết 17 năm trước:
    Ẩm thực Triều Châu LTS: Ẩm thực cũng là một trong những di sản đặc thù của khu đô thị này. Thế nhưng, ông Lý Thân – một người Việt gốc Triều Châu, sau khi đi dạo mấy vòng Chợ Lớn, mới lắc đầu nhận xét: “Không còn bao nhiêu hương vị gốc của ẩm thực một thời” Thao tác nấu bếp của nhiều đầu bếp người Hoa trông như đang biễu diễn. Ảnh: Hồng Thái Ẩm thực Triều Châu là một trong ba truyền thống ẩm thực lớn của trường phái Quảng Đông (gồm Triều Châu, Quảng Châu và Đông Giang). Thói quen ẩm thực chịu ảnh hưởng của các trường phái nấu bếp ở phương nam Trung Quốc, gần giống với bếp Quảng Châu, nhưng vẫn mang phong cách riêng. Món ăn “thanh mà không đạm, tươi mà không tanh, non mà không sống”. So với các nơi khác, món ăn Triều Châu tương đối thanh nhưng nghiên cứu điều phối gia vị không kém phần công phu. Ví dụ, khi dọn lên bàn ăn, rau cải phải ăn với nước tương, tôm ăn với dầu quýt, cua ăn với giấm mỹ vị… Triều Châu là thành phố ven biển. Vì vậy, món ăn nổi tiếng với hải sản và nguyên liệu tươi. Theo thói quen ẩm thực, hải sản phải được chế biến, không ăn sống như người Nhật. Ba đặc điểm của món ăn Triều Châu là: (1) Nhiều thuỷ sản, đa số là đồ biển. Nguyên liệu chính là tôm; cua; các loại cá biển và một vài loại cá sông như cá mú, cá chình, cá lăng, cá bơn, cá gộc, cá chẽm…; (2) Thức ăn phong phú, đặc sắc. Kỹ thuật chế biến thức ăn đạt đến trình độ tất cả mùi vị đều toát ra; (3) Dùng nguyên liệu đặc sắc, nhiều rau củ ngọt, lấy chất ngọt từ thực vật. Ví dụ: khoai lang, khoai môn, bí đỏ, ngân hạnh, hạt sen, cam, củ cải trắng và các loại đậu. Cách chế biến món ăn tinh tế. Bếp Triều Châu có hơn 10 cách chế biến món ăn, gồm: đun cách thuỷ, chưng, hấp, tiềm, quay, đốt lò, chiên, xào, nướng, phá lấu... Yêu cầu: đun cách thuỷ phải có mùi vị nồng nàn; nướng phải có mùi thơm thấm vào xương; pha chế phải giữ nguyên mùi vị. Món ăn được chế biến công phu, nguyên liệu cắt gọt ngay ngắn… Cách bài trí bàn ăn: bàn ăn thường có nhiều món, thức ăn ít nhưng tinh tế, được bày ra nhiều dĩa nhỏ, màu sắc phong phú. Thông thường, bàn ăn có ít nhất 9 món, trong đó có 2 món canh, 1 điểm tâm ngọt. Ngoài nghiên cứu sắc – hương – vị, món ăn phải đẹp và bắt mắt. Nhà bếp thường dùng măng, củ cải khắc hình chim hoa cá cảnh, điểm xuyết thêm cho món ăn để hình thành nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Thực đơn thường có món ngọt. Trong các lễ tiệc sinh nhật, kết hôn, sinh con… phải có 2 món ngọt, một dọn trước một dọn sau. Món trước ngọt nhẹ, món sau ngọt đậm, ngụ ý “ngày tháng từ đây sẽ ngày càng ngọt ngào”. Để giúp tiêu hoá, giảm mỡ, giải rượu, giữa bữa ăn thường có trà. Quán ăn Triều Châu chính hiệu thường cung cấp trà Ô Long sau bữa ăn, giúp giảm béo giải rượu. Đây chính là văn hoá ẩm thực độc đáo của người Triều Châu. Món cá mú xốt chua ngọt của người Triều Châu. Ảnh: Trường Minh Một số món ăn Triều Châu được nhiều người Việt biết đến như cháo trắng, hủ tiếu bò viên gân, phá lấu, thịt heo quay, xá xíu, vịt tiềm, lẩu hải sản, các loại bánh bột… Tại TP.HCM, một vài nhà hàng, quán ăn của người Hoa tại quận 5, quận 6 hiện vẫn bán món ăn Triều Châu. Thức ăn có hàng trăm món, chủ yếu là hải sản. Tôm, cua, cá, hải sâm, bào ngư… có thể chế biến thành hàng chục món khác nhau. Chả giò đặc biệt toàn dùng nhân hải sản. Lẩu hải sản có vị thanh đạm; nước lèo được nấu bằng các loại xương như xương heo, gà, cá; sau khi xử lý cho bớt tanh, để lửa lâu cho ra chất ngọt rồi thêm vào nấm đông cô, đậu hủ, các loại thịt viên. Phá lấu thường dùng thuốc bắc và rau củ chế biến chung với thịt như phá lấu heo, gà, vịt, mực có mùi thơm nồng, béo mà không ngậy. Loại thức ăn “bột” thường dùng gạo chế biến như bánh lá liễu, bánh hẹ, bánh củ cải, bánh măng, bánh củ sắn, bánh khoai môn, bột chiên… Hủ tiếu sợi mềm, nước lèo nấu bằng xương heo, ăn với giấm đỏ, tỏi và ớt xắt lát; bò viên gân có mùi bơ nồng, gân nhiều thì bơ càng nhiều. Món cháo Triều Châu có đặc điểm nhiều nước ít gạo, nấu nhừ, ăn với cải mặn, trứng vịt muối hoặc chao. Ngoài ra, còn có nhiều món ngọt. Trường Minh
  • Quan Chao Trang+Xoi Man Ban Dem (211 Hai Thuong Lan Ong Q5), maikhanh đã viết 17 năm trước:
    Ẩm thực Triều Châu LTS: Ẩm thực cũng là một trong những di sản đặc thù của khu đô thị này. Thế nhưng, ông Lý Thân – một người Việt gốc Triều Châu, sau khi đi dạo mấy vòng Chợ Lớn, mới lắc đầu nhận xét: “Không còn bao nhiêu hương vị gốc của ẩm thực một thời” Thao tác nấu bếp của nhiều đầu bếp người Hoa trông như đang biễu diễn. Ảnh: Hồng Thái Ẩm thực Triều Châu là một trong ba truyền thống ẩm thực lớn của trường phái Quảng Đông (gồm Triều Châu, Quảng Châu và Đông Giang). Thói quen ẩm thực chịu ảnh hưởng của các trường phái nấu bếp ở phương nam Trung Quốc, gần giống với bếp Quảng Châu, nhưng vẫn mang phong cách riêng. Món ăn “thanh mà không đạm, tươi mà không tanh, non mà không sống”. So với các nơi khác, món ăn Triều Châu tương đối thanh nhưng nghiên cứu điều phối gia vị không kém phần công phu. Ví dụ, khi dọn lên bàn ăn, rau cải phải ăn với nước tương, tôm ăn với dầu quýt, cua ăn với giấm mỹ vị… Triều Châu là thành phố ven biển. Vì vậy, món ăn nổi tiếng với hải sản và nguyên liệu tươi. Theo thói quen ẩm thực, hải sản phải được chế biến, không ăn sống như người Nhật. Ba đặc điểm của món ăn Triều Châu là: (1) Nhiều thuỷ sản, đa số là đồ biển. Nguyên liệu chính là tôm; cua; các loại cá biển và một vài loại cá sông như cá mú, cá chình, cá lăng, cá bơn, cá gộc, cá chẽm…; (2) Thức ăn phong phú, đặc sắc. Kỹ thuật chế biến thức ăn đạt đến trình độ tất cả mùi vị đều toát ra; (3) Dùng nguyên liệu đặc sắc, nhiều rau củ ngọt, lấy chất ngọt từ thực vật. Ví dụ: khoai lang, khoai môn, bí đỏ, ngân hạnh, hạt sen, cam, củ cải trắng và các loại đậu. Cách chế biến món ăn tinh tế. Bếp Triều Châu có hơn 10 cách chế biến món ăn, gồm: đun cách thuỷ, chưng, hấp, tiềm, quay, đốt lò, chiên, xào, nướng, phá lấu... Yêu cầu: đun cách thuỷ phải có mùi vị nồng nàn; nướng phải có mùi thơm thấm vào xương; pha chế phải giữ nguyên mùi vị. Món ăn được chế biến công phu, nguyên liệu cắt gọt ngay ngắn… Cách bài trí bàn ăn: bàn ăn thường có nhiều món, thức ăn ít nhưng tinh tế, được bày ra nhiều dĩa nhỏ, màu sắc phong phú. Thông thường, bàn ăn có ít nhất 9 món, trong đó có 2 món canh, 1 điểm tâm ngọt. Ngoài nghiên cứu sắc – hương – vị, món ăn phải đẹp và bắt mắt. Nhà bếp thường dùng măng, củ cải khắc hình chim hoa cá cảnh, điểm xuyết thêm cho món ăn để hình thành nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Thực đơn thường có món ngọt. Trong các lễ tiệc sinh nhật, kết hôn, sinh con… phải có 2 món ngọt, một dọn trước một dọn sau. Món trước ngọt nhẹ, món sau ngọt đậm, ngụ ý “ngày tháng từ đây sẽ ngày càng ngọt ngào”. Để giúp tiêu hoá, giảm mỡ, giải rượu, giữa bữa ăn thường có trà. Quán ăn Triều Châu chính hiệu thường cung cấp trà Ô Long sau bữa ăn, giúp giảm béo giải rượu. Đây chính là văn hoá ẩm thực độc đáo của người Triều Châu. Món cá mú xốt chua ngọt của người Triều Châu. Ảnh: Trường Minh Một số món ăn Triều Châu được nhiều người Việt biết đến như cháo trắng, hủ tiếu bò viên gân, phá lấu, thịt heo quay, xá xíu, vịt tiềm, lẩu hải sản, các loại bánh bột… Tại TP.HCM, một vài nhà hàng, quán ăn của người Hoa tại quận 5, quận 6 hiện vẫn bán món ăn Triều Châu. Thức ăn có hàng trăm món, chủ yếu là hải sản. Tôm, cua, cá, hải sâm, bào ngư… có thể chế biến thành hàng chục món khác nhau. Chả giò đặc biệt toàn dùng nhân hải sản. Lẩu hải sản có vị thanh đạm; nước lèo được nấu bằng các loại xương như xương heo, gà, cá; sau khi xử lý cho bớt tanh, để lửa lâu cho ra chất ngọt rồi thêm vào nấm đông cô, đậu hủ, các loại thịt viên. Phá lấu thường dùng thuốc bắc và rau củ chế biến chung với thịt như phá lấu heo, gà, vịt, mực có mùi thơm nồng, béo mà không ngậy. Loại thức ăn “bột” thường dùng gạo chế biến như bánh lá liễu, bánh hẹ, bánh củ cải, bánh măng, bánh củ sắn, bánh khoai môn, bột chiên… Hủ tiếu sợi mềm, nước lèo nấu bằng xương heo, ăn với giấm đỏ, tỏi và ớt xắt lát; bò viên gân có mùi bơ nồng, gân nhiều thì bơ càng nhiều. Món cháo Triều Châu có đặc điểm nhiều nước ít gạo, nấu nhừ, ăn với cải mặn, trứng vịt muối hoặc chao. Ngoài ra, còn có nhiều món ngọt. Trường Minh
  • Nghĩa An Hội quán - chùa Ông (義安會館) - Teochew guildhall, maikhanh đã viết 17 năm trước:
    Nhận diện di sản đô thị Chợ Lớn Theo dấu chân Người tình Bộ phim Người tình, phỏng theo tự truyện L’Amant của nhà văn nữ người Pháp Marguerite Duras được quay tại đường này. Thời Pháp thuộc, đường này được gọi là Canton (Quảng Đông), trung tâm của vùng Chợ Lớn xưa. Nay tên đường là Triệu Quang Phục Lê gót dạo Quảng Đông nhai Đường Triệu Quang Phục có khá nhiều nhà cổ trước đây của người Hoa. Hầu hết kiến trúc tại đây được xây theo phong cách kiến trúc độc đáo của người Hoa đầu thế kỷ 20, tương tự như các công trình kiến trúc có lịch sử trên 100 năm của người Hoa trên các đường Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông tại Chợ Lớn. Đó là sự pha trộn giữa kiến trúc Pháp và Hoa, mà có nhà nghiên cứu cho rằng mô phỏng chủ yếu theo kiểu nhà của người Hoa tại Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc). Đường Triệu Quang Phục nằm đối diện trường THCS Hồng Bàng quận 5, kéo dài từ đường Hùng Vương ra đến bến Trần Văn Kiểu, cắt ngang Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông. Ngay góc Triệu Quang Phục - Hải Thượng Lãn Ông, chủ yếu kinh doanh đông dược, có một khối nhà cổ vẫn còn giữ được tổng thể tương đối nguyên dạng đến ngày nay. Khối nhà cổ này gồm những căn nhà một trệt hai lầu khá đồ sộ. Một trong những nét đặc trưng của các nhà cổ là “mặt dựng” ở đầu diềm mái nhà, được trang trí theo nhiều mô típ khác nhau. Riêng “mặt dựng” nơi đầu mái của khối nhà cổ này có hình long mã độ hà đồ - biểu tượng cho điềm lành, thái bình an lạc. Lan can nhà cổ được làm bằng sắt có hoa văn riêng của một thời kỳ và dày đặc. Một số nhà cổ khác nằm rải rác trên suốt con đường. Ngoài giá trị kiến trúc, đường Triệu Quang Phục còn nổi tiếng vì có các chùa lớn của người Hoa nằm chung quanh, nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển gọi là phố ba chùa. Nếu tính từ thời gian lập chùa, con đường này có lịch sử gần 300 năm. Trên đường Triệu Quang Phục ngay góc Nguyễn Trãi có hội quán Tam Sơn của người Phúc Châu (Phúc Kiến), lập năm 1839. Nơi đây thờ bà chúa Trú Sanh, chuyên coi việc sinh đẻ, phụ nữ hiếm muộn thường đến để cầu con. Chữ viết trong chùa sử dụng chữ Hán từ trong ra ngoài. Góc đường Nguyễn Trãi – Triệu Quang Phục, hướng đông có chùa Ông của người Triều Châu, hướng tây có chùa Bà của người Quảng Đông có kiến trúc đẹp, mái chùa bằng sành sứ công phu, tranh khắc tường là những tuyệt tác nghệ thuật. Tuy nhiều kiến trúc chùa chiền được trùng tu, sử dụng trần xi măng thay thế cho trần đất sét và rơm… không giữ nguyên vẹn kết cấu như phố cổ Hội An được bảo tồn ngay từ buổi ban đầu, nhưng trong chừng mực nào đó vẫn giữ được nét xưa. Con đường văn hoá Vào ban đêm, du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sắc của người Hoa như hủ tiếu sa tế, hủ tiếu bò viên, lòng bò ngay trước cổng hội quán Tam Sơn. Nơi đây trước kia là khu tập trung bán thức ăn tối của người Hoa, nay chỉ còn vài tiệm nhưng món ăn vẫn độc đáo. Tại góc Triệu Quang Phục - Hải Thượng Lãn Ông ra đến Lương Nhữ Học, hàng trăm tiệm kinh doanh đông dược san sát nhau. Mùi thuốc bắc thơm nồng góp phần tạo nên nét độc đáo của con đường, chỉ cần đi ngang là nghe sực nức mũi. Mặt hàng kinh doanh nhiều thứ hai tại đường Triệu Quang Phục là kéo. Hơn chục tiệm kéo nằm san sát nhau ở đoạn giữa Trần Hưng Đạo và Hải Thượng Lãn Ông, cung cấp kéo cho hàng chục công ty may mặc lớn trong nước. Cảnh mài kéo, lau chùi trước cửa tiệm, buôn bán nhộn nhịp khiến con đường sôi động hẳn. Tuy nhiên, theo nhà văn Lê An, tác giả cuốn sách Chợ Lớn xưa và nay, thì: “Nghề mài kéo và buôn bán chỉ mới xuất hiện sau giải phóng, tức sau năm 1975. Đường này trước kia chuyên bán văn hoá phẩm và đông dược”. Ngoài ra, Triệu Quang Phục cùng với Lương Nhữ Học, Nguyễn Trãi là ba con đường cung cấp đầu lân cho toàn thành phố. Một vài tiệm bán áo gấm thêu hoa, đồ đám ma, đám cưới, cắt chữ. Trên đường Triệu Quang Phục còn có các tiệm bánh lâu năm của người Hoa như Đô Thành, Huệ Huệ. Đường Triệu Quang Phục hiện có nhiều cửa hàng sách chuyên bán sách báo Hoa văn mà có thể nói không nơi nào nhiều cửa hàng sách Hoa văn như nơi này. Có thể kể một số hiệu sách như Bồi Trí hãng, cửa hàng Triệu Quang Phục, hiệu sách Quảng Nhai, sạp báo Vỹ Ký. Bạn Mỹ Dung, học sinh trung tâm Giáo dục thường xuyên Hoa văn trên đường Hải Thượng Lãn Ông cho biết: “Mỗi lần mua bút lông, mực hay tập để viết chữ Hoa, cô giáo thường chỉ sang hiệu sách Bồi Trí để mua. Tại đây có sách báo tiếng Hoa xuất bản tại Việt Nam lẫn Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore. Nhiều nhất là sách dành cho thiếu nhi”. Người dân ở đây cho biết trước kia, rạp hát Vàm Cỏ của người Triều Châu cũng nằm trên đường này. Đoạn đường này trước kia rất nhộn nhịp. Cùng với thời gian, nghệ nhân hát Tiều không còn, thiếu sự hậu thuẫn về kinh tế và hoàn cảnh môi trường thay đổi, rạp Vàm Cỏ cũng bị phá đi. Trên mảnh đất xưa kia là rạp hát, giờ trở thành nhà hàng, chỉ còn sót lại bức tường có hình rồng ở bên hông. Miếu Thất phủ cạnh chùa Tam Sơn, đối diện rạp hát, cũng bị phá đi, hiện là nhà in, cũng chỉ còn lại bức tường rêu phong. Qua thăng trầm thời gian, nhiều thứ không còn nguyên dạng nhưng đường Triệu Quang Phục vẫn là nơi thể hiện đặc sắc văn hoá của người Hoa tại TP.HCM, gắn với lịch sử 300 năm phát triển Sài Gòn – Chợ Lớn. Trường Minh
  • Vườn Dâu Hội !, THANH (khách) đã viết 17 năm trước:
    xOm vuon dau,o do truoc trong cay DAU de nuoi TAM TO
  • Trường tiểu Học Trung Lập Hạ, bn (khách) đã viết 17 năm trước:
    g
  • Trường Phổ Thông Dân Lập Ngôi Sao., LOHE_VN (khách) đã viết 17 năm trước:
    Trường là phân hiệu 2 của Trường Đào Tạo Học Sinh giỏi tách thành, có kỷ luật rất tốt, giáo viên giỏi, cơ sở vật chất và phương pháp giảng dạy rất hiện đại. Trường yêu cầu khả năng tự học rất cao nơi học sinh.
  • Sân mini 917 A, quyethy đã viết 17 năm trước:
    Khu nay bay gio la san danh Cau long, Tenis, Bong ban
  • Đình Quãng Hòa. Bây giờ là nơi hội họp của bà con phường 01 quận 5, anh dung nguyen (khách) đã viết 17 năm trước:
    vay sao ?toi o 309 cach do 3 can nha
  • Đức Phát Bakery, contrailaiphap77yahoo.co (khách) đã viết 17 năm trước:
    Tiem banh nay truoc 75 la cay xang sau duoc biet mo tiem (sieu thi) thoi gian troi qua nay la tiem banh oi vat doi sao bay hoan ho hochiminh mua cay dinh KHONG CO da dao NhuyenVanThieu mua cai gi cung o./.
  • Tổng lãnh sự quán Nga, maikhanh đã viết 17 năm trước:
    Vũ khúc hào hùng của “Đàn sếu bay” “Đối mặt với sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, chúng ta phải luôn tưởng nhớ đến cha ông chúng ta và cam kết quyết tâm bảo vệ thế giới vì sự phát triển ổn định và công bằng, vì nền văn hóa, quan hệ ngoại giao mới giữa các quốc gia - không bao giờ cho phép một cuộc chiến tranh dù lạnh hay nóng được phép lặp lại” - Vladimir Putin (2005). Ngày 1-9-1939, phát xít Đức gây chiến chống Ba Lan, mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Trải qua 6 năm chiến tranh khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người, ngày 9-5-1945 phát xít Đức ký văn bản đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh. Ngày chiến thắng đánh dấu sự kiện Đức quốc xã đầu hàng Hồng quân Liên Xô trong chiến tranh thế giới II. Lịch sử mãi mãi ghi nhớ chiến thắng vĩ đại của Hồng quân Liên Xô đã cứu loài người thoát khỏi thảm họa phát xít, đem lại cuộc sống hòa bình cho nhiều dân tộc. Trong cuộc đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc và loại trừ chiến tranh khỏi thế giới loài người đó, Liên Xô (cũ) là nước chịu tổn thất nặng nề nhất: hơn 27 triệu người con của Tổ quốc đã hy sinh, 1.700 thành phố và thị trấn bị tàn phá, 70 ngàn làng mạc và thôn xóm bị cướp bóc, hàng chục ngàn xí nghiệp công nghiệp bị hủy diệt, gây thiệt hại gần 30% số tài sản quốc gia. Nhân dân Liên Xô (cũ) và các lực lượng vũ trang của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã góp phần quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, bảo vệ tự do và độc lập của Tổ quốc, hoàn thành sứ mạng giải phóng vĩ đại, thực hiện vẻ vang nghĩa vụ quốc tế. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã chứng minh một cách hùng hồn sự đoàn kết nhất trí giữa Đảng và nhân dân, khối liên minh không gì phá vỡ nổi của giai cấp công nhân - nông dân và trí thức lao động, tình hữu nghị và đoàn kết anh em giữa các dân tộc. Đó là thắng lợi vô địch của Nhà nước Xô viết do Lênin sáng lập, là thắng lợi của chế độ xã hội tiến bộ nhất. Thắng lợi của cuộc chiến đã làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản thế giới, làm phát triển mạnh mẽ phong trào công nhân và giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Ở châu Âu, một loạt nước tách khỏi hệ thống tư bản chủ nghĩa như Albania, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, Tiệp Khắc, Ba Lan, Romania và Nam Tư. Ở châu Á, Việt Nam, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc tiếp tục khẳng định con đường phát triển chủ nghĩa xã hội. Và tại châu Mỹ, Cuba hiên ngang trước các thế lực tư bản thù địch. Quá trình cách mạng thế giới được mở đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga đã lan tỏa và bao trùm khắp các lục địa, đã thật sự là một quá trình mang tính chất toàn thế giới. Ngày chiến thắng phát xít (9-5) luôn là một ngày lễ trọng đại của đất nước Nga. Trong lịch sử, lễ diễu hành Ngày chiến thắng lần đầu tiên được tổ chức trên Quảng trường Đỏ vào ngày 24-6-1945 theo lệnh của Tổng tư lệnh tối cao lúc đó là Joseph Stalin - nhà lãnh đạo Liên Xô đi tới chiến thắng Đức quốc xã. Từ năm 1991 cho đến 1994, các cuộc diễu binh tại Quảng trường Đỏ không được tổ chức. Năm 1995, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày chiến thắng, cuộc diễu binh đã được tổ chức trên núi Poklonna. Từ năm 1996, truyền thống diễu binh trên Quảng trường Đỏ được khôi phục, nhưng không có xe tăng và đại bác như thời trước năm 1990. Sau 17 năm gián đoạn, năm nay, Tổng thống Nga quyết định khôi phục lại các cuộc diễu binh với vũ khí quân dụng hạng nặng. Giới bình luận cho rằng đây không chỉ là sự quay trở lại truyền thống của các cuộc diễu binh mà với biểu tượng Ngày chiến thắng 2008 mang đầy đủ ý nghĩa liên quan đến việc thiết lập và củng cố vị thế quyền lực mới của Nga, và còn truyền trực tiếp bức thông điệp mới của nước Nga - chính thức tuyên bố đối với các lực lượng gây chiến, khẳng định lời cam kết “không bao giờ cho phép một cuộc chiến tranh dù lạnh hay nóng được phép lặp lại”. Lễ kỷ niệm năm nay đã được nước Nga chuẩn bị với một chương trình diễu hành của các lực lượng vũ trang với các loại vũ khí tối tân nhất của Nga. Tham gia diễu hành có hơn 6.000 quan chức, binh lính, cựu chiến binh. Quan trọng hơn nữa, nước Nga sẽ cho thấy một diện mạo chính trị mới: Trước ngày này, ông Dimitry Medvedev sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống và theo dự kiến chỉ sau một ngày ông Vladimir Putin được bầu chọn vào vai trò mới - Thủ tướng Nga Cũng trong dịp kỷ niệm Ngày chiến thắng 9-5 năm nay, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam “Dải nơ chiến thắng” - một biểu tượng ở Nga tôn vinh chiến thắng phát xít và tưởng nhớ những chiến sĩ đã ngã xuống trong chiến tranh trao cho đại diện thế hệ trẻ hai nước và Hội Hữu nghị Việt - Nga tại các địa phương. Hãng thông tấn RIA Novosti, một trong hai tổ chức đề ra sáng kiến phát động và tổ chức phong trào “Dải nơ chiến thắng” đã gửi sang Việt Nam 400 dải nơ để tặng công dân Nga và các bạn Việt Nam. Những người bạn Việt của nước Nga cũng xin hòa mình vào một khoảng lặng thiêng liêng thường diễn ra vào lúc 18 giờ 55 phút (giờ Mátxcơva, tức 21 giờ 55 phút giờ Hà Nội) ngày 9-5, khi mà tất cả các kênh phát thanh và truyền hình ở Liên bang Nga theo truyền thống đều ngừng các chương trình để ngân vang tiếng chuông đồng hồ trên tháp Xpátxkaia tại Điện Cremli điểm 7 giờ tối - một phút mặc niệm để tưởng nhớ những người ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống phát xít.
  • Dòng Tiểu MuộiThị Nghè, datthep đã viết 17 năm trước:
    Tôi là người quen gia đình bà 5 Quý, thỉnh thỏang lai rai với anh Tiền, Xin lỗi anh có thể cho biết quý danh để có thể nói lại với anh Tiền, nếu anh không ngại
  • Dòng Tiểu MuộiThị Nghè, datthep đã viết 17 năm trước:
    Bà 5 Quý vẫn khỏe, anh Tiền, Anh Của vẫn khỏe, anh Ba Của bán thịt heo quay ở chợ Thị nghè ngay phía đối diện, anh Tiền cũng còn nhậu khỏe chán, anh hai Còn và chị hai Còn đã chết từ lâu, hiện nay mấy đứa con của anh Hai Còn vẫn ở đấy.Còn anh Cổ Hiệp thì ở bên Tân Định. Xin lổi, Chắc có lẽ anh VietKieu là người ở vùng Thị Nghè hả
  • Trường THPT Nguyễn Huệ Q9, Hoang Thanh Phong (khách) đã viết 17 năm trước:
    Tôi là Hoàng Thanh Phong học tại đây vào khóa 1985 - 1988. Nếu ai có biết tôi xin lên tiếng, e-mail: phong.hoang@ru.globalfg.com
  • Quan BUN BO HUE NGOC DUNG - Noi dung chan ly tuong cua du khach -, Hoang Thanh Phong (khách) đã viết 17 năm trước:
    Gia Đình chủ quán có anh tên Nguyễn Hữu Dũng?
  • Trường THPT Nguyễn Huệ Q9, Hoang Thanh Phong (khách) đã viết 17 năm trước:
    nơi đây là nơi tôi học 3 năm cấp 3, khóa đầu tiên, khi còn gọi là trường PTTH Nguyễn Hữu Huân, phân hiệu Long Thạnh Mỹ